Môi trường pháp lý rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hoạt động tại
Việt Nam, nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển ngành
nhưng cũng thể trở thành rào cản của ngành nghề đó. Đặc biệt xét trên lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, do giữ vai trò là một trung gian tài chính nên việc thay đổi từ môi trường pháp lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng rất lớn. Vì việc
Chính phủ ưu tiên hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nghề nào đó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng khách hàng mục tiêu của
Ảnh hưởng của nhân tố này có thể nhận thấy được khi ta xem xét chiến lược
kinh doanh của Ngân hàng, chính sách mở cửa kinh tế của chính phủ trong những năm qua, và việc thay đổi, bổ sung luật trong sắc lệnh thuế trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường và tạo ra sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhờ vậy mà thành phần kinh tế tư nhân hiện đang
phát triển nở rộ và ngày càng chiếm vị trí ưu thế so với các thành phần khác. Nhận
thức được sự biến của thị trường như vậy, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Chi nhánh trực thuộc, trong đó có Ngân hàng Hà Thành, thực hiện
chiến lược kinh doanh mới từ việc xác định đối tượng và phân khúc thị trường mục
tiêu và những kế hoạch hành động trong ngắn và dài hạn, đồng thời củng cố, kiện
toàn bộ máy quản lý, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhờ sự đổi mới này, Chi nhánh Hà Thành đã ngày càng củng cố được
vị trí của mình trên thị trường tiền tệ, tạo dựng được lòng tin của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, do vậy năm 2008 việc mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh cũng đạt được những kết quả khả quan, giúp Ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh trong năm, đảm bảo sự tăng trưởng trong
lợi nhuận thu được.
Và một sự ảnh hưởng lớn từ môi trường pháp lý tới Chi nhánh Hà Thành trong thời gian tới đây là: áp lực xóa bỏ một số rào cản đối với các Ngân hàng nước
ngoài hoạt động tại Việt Nam và sự thay đổi chính sách cho phù hợp với thông lệ
quốc tế. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của hệ
thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp Hà
Thành nói riêng, đòi hỏi Ngân hàng cần nghiên cứu và phát triển dịch vụ mới phù hợp với sự biến đổi trong nhu cầu sử dụng của khách hàng, đồng thời cũng cần có
nhiều chính sách trong việc thu hút và giữ chân khách hàng lâu năm.
Nói tóm lại ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là rất đa dạng và phong phú, thông qua nhiều khía cạnh và từ nhiều góc độ khác nhau, bất cứ lúc nào nó cũng có thể gây ra
cho Ngân hàng rủi ro và nguy cơ bị loại bỏ ra khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt của
thị trường. Tuy nhiên nó cũng sẽ tạo ra cho Ngân hàng những cơ hội nhất định, vì vậy trước từng sự biến động của các yếu tố môi trường này, Ngân hàng cần nhận
diện và phân biệt những cơ hội và nguy cơ có thể có từ đó kết hợp với những điểm
mạnh- yếu của Ngân hàng và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất
nhằm chiến thắng trong cạnh tranh.