Định hướng phát triển tín dụng CTN tại Chi nhánh Hà Thành:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 91 - 95)

Tiếp tục triển khai và thực hiện theo chiến lược kinh doanh 2001- 2010 từ

hội sở chính, Chi nhánh vẫn tiếp tục cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn khả năng sinh lời trong mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động cho vay các doanh nghiệp. Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất

nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh.

Phấn đấu gia tăng nguồn vốn huy động và cho vay, đồng thời ổn định cơ cấu

nguồn vốn huy động nhằm nâng cao chất lượng các loại tài sản có của Ngân hàng, và tạo điều kiện đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cụ thể: với nguồn vốn huy động phấn đấu tăng từ 25%-28%/năm, tổng dư nợ cho vay tăng từ 20%-25%/năm. Trong đó tiếp tục mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp bằng cách tăng tỷ trọng về doanh số cho vay và mức dư nợ trong tổng doanh số cho vay và dư

nợ, đồng thời nâng mức dư nợ trung- dài hạn lên chiếm từ 40-45% so với tổng dư

nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép. Tiếp tục duy trì nợ quá hạn tín dụng công thương nghiệp không quá 0.5% tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%, lãi thu từ cho vay công thương nghiệp chiếm triên 70%.

Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện

tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách

hàng.

Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên

3.2. Biện pháp huy động vốn:

Qua việc phân tích tình hình huy động và cho vay tại Chi nhánh Hà Thành, ta

đã thấy rằng: huy động và cho vay là hai hoạt động có mối liên quan ràng buộc theo

luật nhân quả trong suốt quá trình hoạt động của Ngân hàng.

Tạo vốn là giải pháp hàng đầu để Ngân hàng phát triển và đảm bảo cho quá

trình sử dụng vốn của chính nó, cần có chính sách tạo vốn phù hợp nhằm khai thác

mọi tiềm năng về vốn, để có được nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng nhu cầu vay vốn của

khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh khác của bản thân Chi nhánh. Lợi thế

của Hà Thành là đã huy động được một nguồn vốn lớn từ thị trường sơ cấp (thị trường cấp I), đó là các nguồn từ tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các doanh nghiệp…

Tuy vậy cơ cấu các loại tiền gửi này vẫn còn nhiều bất cân đối và còn hạn chế về

mặt thời gian, do vậy mà Ngân hàng cần chú ý đến việc cân đối cơ cấu vốn nguồn huy động sao cho phục vụ tốt nhất và tạo điều kiện phát triển tối đa các loại hình dịch vụ tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay của Ngân hàng. Có như vậy Chi

nhánh Hà Thành mới có thể tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh, và phản ứng tốt trước

những diễn biến sấu của thị trường tiền tệ.

Hầu hết tâm lý người dân thích để tiền ở nhà hơn là gửi tiền vào Ngân hàng mặc dù họ biết gửi tiền vào Ngân hàng họ sẽ có lãi, nhưng do còn tâm lý hoang mang khi gửi tiền vào Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho

khách hàng gửi tiền bằng cách:

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động.

+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có đảm bảo bằng ngoại tệ mạnh để khách

hàng yên tâm khi lạm phát xảy ra.

+ Áp dụng khung lãi suất linh động trong huy động vốn: lãi suất không chỉ thay đổi theo thời hạn tiền gửi, mà còn có thể được điều chỉnh tăng theo số dư của

+ Tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền đồng thời có chính sách ưu đãi riêng cho những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng.

+ Tăng cường tiếp cận, chiêu thị trực tiếp đối tượng có thu nhập cao. + Thực hiện bảo đảm tiền gửi cho khách hàng.

3.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng Công Thương Nghiệp:

3.3.1. Biện pháp về marketing:

Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng cũng luôn thay đổi và ngày càng đòi hỏi cao hơn, do vậy Ngân hàng đã và đang tiếp tục

nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm tối đa hóa mức độ thỏa

mãn của khách hàng. Tuy nhiên bộ phận nghiên cứu marketing tại Ngân hàng hoạt động còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp thị các sản phẩm dịch vụ mới đến với người

sử dụng chưa có hiệu quả, đồng thời cũng do yêu cầu của các sản phẩm dịch vụ này về trình độ chuyên môn đối với cán bộ tín dụng và điều kiện kỹ thuật khá cao so với

khả năng hiện có của Chi nhánh, do đó mà tình trạng các sản phẩm dịch vụ mới tại

Ngân hàng bị bỏ “xó” là điều khó tránh khỏi. Minh chứng cho hiện tượng này có thể lấy ví dụ về dịch vụ Bao Thanh Toán tại Chi nhánh, theo quyết định từ Hội sở

chính thì nghiệp vụ Bao Thanh Toán đã chính thức có mặt trong danh mục các sản

phẩm dịch vụ tín dụng tại Chi nhánh từ lâu, nhưng từ khi có quyết định triển khai

thực hiện đến nay doanh số của hoạt động này vẫn là con số 0.

Như vậy để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng cần nâng cao chất lượng hoạt động của phòng Marketing, bao gồm các công việc về đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên, trang bị đầy đủ trang thiết bị và công nghệ hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động của phòng. Thường xuyên tổ chức những buổi

sinh hoạt ngoại khóa nhằm giao lưu với các chuyên viên marketing giúp các cán bộ trong Ngân hàng có cơ hội để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao

Trong công tác tổ chức marketing thì Ngân hàng nên chú ý đến việc phối hợp

nhịp nhàng các công việc sau:

Tìm kiếm khách hàng:

Muốn đẩy mạnh và phát triển tín dụng công thương nghiệp thì vấn đề chính

chủ yếu là phải có khách hàng và thu hút được khách hàng. Việc này đòi hỏi nhân

viên chuyên Ngân hàng nghiên cứu nền kinh tế trong địa bàn hoạt động, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất… để nắm bắt được các thành phần có nhu

cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp mình. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển đồng thời đầu tư vào ngành, các dự án có tính

khả thi cao.

Khi nắm bắt được tình hình điều kiện kinh tế của các tổ chức có nhu cầu Ngân

hàng lập kế hoạch tài trợ phù hợp với từng đối tượng, ngoài ra Chi nhánh nên liên kết, tham mưu cho cấp ủy chính quyền vừa nắm bắt chủ trương định hướng, vừa

phối hợp giúp tỉnh kêu gọi vốn liên doanh, liên kết cùng nhau hỗ trợ cho các công

trình, dự án lớn cần nhiều vốn.

Thu hút khách hàng:

Khi đã xác định được các tổ chức kinh doanh cần hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc Ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách lợi ích của Ngân hàng đối với tổ chức cần vốn so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng. Bao gồm các giải pháp sau:

Do lãi suất là công cụ đặc biệt nhạy cảm, do điều khách hàng vay vốn quan tâm đầu tiên là số tiền lãi họ phải trả cho Ngân hàng tính trên số tiền vay là bao nhiêu, do vậy cần có chính sách lãi xuất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo ra lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

Thu hút khách hàng còn có thể thông qua việc quảng cáo về hoạt động, những chính sách chăm sóc khách hàng kèm theo tại Ngân hàng, sự ưu đãi đối với khách

sử dụng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên việc thông báo này cần dựa trên sự thức của chính sách chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng, tránh tình trạng nói quá

với mục đích khuyeesch đại thương hiệu, vì sẽ dẫn tới hậu quả xấu vì làm mất lòng tin của khách hàng với Ngân hàng.

Trong quá trình thu hút khách hàng, Ngân hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các Ngân hàng khác, do vậy muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi Ngân hàng không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống

thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ Ngân hàng tạo điều kiện phục vụ tốt hơn

cho khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 91 - 95)