Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 47 - 67)

Thực tế rằng các sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam hầu hết giống

nhau lại vẫn nghiêng về các dịch vụ truyền thống, và đang có sự cạnh tranh hết sức

gay gắt giữa các ngân hàng với mục đích chiếm lĩnh thị trường. Thêm vào đó, các

ngân hàng ngoại lại đang dần được tự do hóa hoạt động trên thị trường tiền tệ Việt

Nam, làm thị trường này ngày càng trở nên nóng bỏng và ẩn chứa nhiều nguy cơ

loại bỏ một số Ngân hàng ra khỏi quy luật chọn lọc khắc nhiệt của nó. Trước diễn

biến phức tạp của thị trường tiền tệ và sức ép cạnh tranh từ các đối thủ lớn mạnh,

với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên phòng tín dụng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và tối đa hóa mức độ thỏa

mãn nhu cầu của mọi đối tượng nên trong những năm qua, Chi nhánh Hà Thành vẫn đạt được nhiều kết quả tốt trong việc giữ vững thị phần đồng thời ổn định hoạt động

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh: ĐVT: triệu đồng chênh lệch 2007/2006 chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng thu nhập 235,160 268,821 182,165 33,661 14.31% -86,656 -32.24% Tổng chi phí 226,347 257,054 160,452 30707 13.57% -96,602 -37.58% LN sau thuế 8,813 11,767 21,731 2954 33.52% 9,964 84.68%

(Nguồn: Báo cáo KQKD)

Bảng tóm tắt cho ta thấy được sự ổn định và tăng trưởng trong hoạt động của

Ngân hàng, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng đều theo từng năm và ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế như trong năm 2008:

+ Năm 2006 lợi nhuận đạt 8,813(trđ), qua năm 2007 mức tăng trưởng

33.52% của lợi nhuận sau thuế thu được đã nâng con số tuyệt đối lên 11,767(trđ). Đó là nhờ sự tăng trưởng trong thu nhập mà Ngân hàng đã cố gắng đạt được, sự tăng trưởng Ngân đạt được trong thời gian này chủ yếu là từ kết quả đạt được trong

chính sách thu hồi nợ vay của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng công thương

nghiệp.

+ Sang năm 2008, do tình hình kinh tế trở nên khó khăn và đang rơi vào tình trạng suy thoái nên thu nhập mà Ngân hàng đạt được đã giảm đị rất nhiều (trên 32%), tuy vậy lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được vẫn tăng trưởng cao (84.68%) so

với năm 2007 và đạt 21,731(trđ). Kết quả này là do Ngân hàng đã phần nào nhận định được những rủi ro có thể có nên kịp thời đưa ra những giải pháp làm giảm bớt đi chi phí đến mức tối thiểu, làm cho tốc độ giảm chi phí lớn hơn so với sụ suy giảm

2.3.2. Nhận xét tình hình huy động vốn tại Ngân hàng:

Việc tạo lập và sử dụng nguồn vốn là hai hoạt động tưởng như trái ngược

nhau trong một doanh nghiệp, nhưng chúng luôn gắn bó và tồn tại song hành cùng nhau, có hoạt động tạo vốn mới có nguồn để sử dụng và có sử dụng vốn mới cần

phải tạo lập nguồn vốn. Xét cụ thể đối với một Ngân hàng thì hoạt động huy động

tốt sẽ đảm bảo an toàn đối với việc sử dụng nguồn vốn đó, sẽ giúp Ngân hàng có nhiều điều kiện hơn trong công tác phát triển và nâng cao chất lượng phần tài sản có, điều này cũng có nghĩa rằng: việc ổn định nguồn vốn sẽ giúp nâng cao hiệu quả

trong công tác quả lý tín dụng và hiệu quả của quá trình huy động vốn cũng có vai trò quyết định đến kết quả đạt được từ hoạt động tín dụng của bản thân Ngân hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động huy động vốn nói trên, ta thấy rằng để xem xét và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động tín dụng tại Chi

nhánh Hà Thành được chính xác thì trước tiên cần phải nắm bắt rõ thực trạng và kết

quả của việc thu hút vốn tại chính Ngân hàng.

Điều đầu tiên nhận thấy khi nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động của

Chi nhánh là sự tăng trưởng đều về nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên

năm 2008 là năm thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi nhiều hơn cả, kết quả này cho ta thấy việc nâng cấp Chi nhánh Chợ Mơ thành Chi nhánh cấp I là một điều hết sức

phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế trong điều kiện hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nâng cấp Chi nhánh và mở cửa các phòng giao dịch tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn quận đã giúp Chi nhánh Hà Thành tiếp cận dễ dàng hơn với các

nguồn tiền gửi tiết kiệm từ cá nhân và tổ chức khác nhau trong và ngoài địa bàn hoạt động. Điều này càng góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ

của Chi nhánh hơn.

Do nguồn vốn huy động được là từ nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế khác

nhau trong nền kinh tế, vì vậy mà quỹ tiền tệ mà Ngân hàng tạo lập cũng rất đa

đánh giá chính xác về khả năng và tiềm năng huy động tiền gửi của Ngân hàng, chúng ta cùng xem xét nguồn vốn này theo các cách phân loại khác nhau sau:

Nếu phân loại nguồn vốn theo đơn vị tiền tệ, ta có thể tóm tắt tình hình huy

động như sau.

Bảng 2.3a: Tổng nguồn vốn huy động được cơ cấu theo đơn vị tiền tệ:

ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 340,120 552,201 2,322,012 Nội tệ 289,101 85.00% 479,18086.88% 2,054,012 88.46% Ngoại tệ 51,019 15.00% 73,02113.22% 268,000 11.54% Tốc độ tăng trưởng NV 47.50% 62.35% 320.50% (Nguồn: Phòng KT&NQ)

Bảng tóm tắt trên cho ta thấy được mức huy động vốn từ những đơn vị tiền tệ

khác nhau, và tỷ trọng của mỗi loại trong tổng nguồn. Và ta cũng có thể thấy được đơn vị tiền tệ chủ yếu và giữ vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn vẫn là VND, luôn chiếm trên 80% trong tổng vốn huy động, tăng đều theo các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Đối với ngoại tệ các loại đang có xu hướng tăng nhanh về

con số tuyệt đối song tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn còn thấp và có xu hướng

giảm dần. Vì vậy trong thời gian tới đây Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn đến

nguồn vốn huy động từ đồng ngoại tệ để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn

của khách hàng và mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu trên thị trường tiền tệ.

Nếu cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế, ta có thể phân ra thành các nguồn

Bảng 2.3b: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 340,120 552,201 2,322,012 TG từ TCKT&TD khác 269,995 79.38% 480,189 86.96% 2,124,111 91.48%

Tiết kiệm Dân cư 70,125 20.62% 72,012 13.04% 197,901 8.52%

(Nguồn: Phòng KT&NQ)

Nguồn vốn hình thành lên quỹ tiền tệ của Ngân hàng chủ yếu là của các tổ

chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác, nguồn vốn này luôn chiếm trên 75% trong tổng số huy động. Các tổ chức gửi tiền tại Ngân hàng chủ yếu để thực hiện giao dịch và thanh toán các khoản nợ, do đó tuy có được lợi thế về chi phí sử dụng vốn nhưng thời gian sở hữu nguồn vốn ngắn, và từ đó tạo ra tính bất ổn khi sử dụng

nguồn vốn này. Trong khi đó, một nguồn vốn mang tính ổn định cao là tiết kiệm dân cư vẫn chưa được Ngân hàng chú trọng trong các hình thức thu hút, tỷ trọng của

nguồn vốn này còn thấp và tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của nguồn tiền

gửi từ các doanh nghiệp. Vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn đến nguồn vốn

từ tiết kiệm dân cư để ổn định nguồn vốn cho vay, giảm thiểu rủi ro về khả năng

thoanh toán của Ngân hàng đồng thời tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.3c: Nguồn vốn huy động cơ cấu theo kỳ hạn tiền gửi: ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng N.VỐN Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 340,120 552,201 2,322,012 TG không kỳ hạn 238,804 70.21% 414,15 75.00% 1,857,69 80.00% TG kỳ hạn < 12 tháng 57,820 17.00% 104,918 19.00% 371,441 16.00% TG kỳ hạn >12 tháng 43,496 12.79% 33,133 6.00% 92,881 4.00% (Nguồn: Phòng KT&NQ)

Như trên đã phân tích, do nguồn tiền gửi trong Ngân hàng chủ yếu từ các

Doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch và thanh toán thông qua Chi nhánh nên kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của chúng ngắn và thường không ổn định. Cụ thể chúng ta có thể thấy được thông

qua bảng báo cáo trên, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng mạnh hơn sự gia tăng của các nguồn vốn huy động khác như: nguồn huy động từ dâm cư,

phát hành các giấy tờ có giá… điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân phối nguồn vốn cho vay và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường

tiền tệ trong thời buổi kinh tế hiện nay.

Vậy với một vai trò đặc biệt quan trọng là cung cấp nguồn vốn kinh doanh và để phục vụ một số hoạt động khác của Ngân hàng, có thể nói rằng nguồn vốn huy động giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh. Do đó để có thể đứng vững trên thị trường tiền tệ cũng như đáp ứng ngày

càng đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng, trong thời gian tới đây Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn đến việc cân đối cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đa dạng hóa

các loại tiền gửi về đơn vị lẫn thời hạn của chúng, vì đây là biện pháp tốt nhất để

2.3.3. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng:

Sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu và cũng là hoạt động chính tạo ra lợi

nhuận cho Ngân hàng, vì doanh thu của Ngân hàng là từ hoạt động bảo lãnh, chiết

khấu, và chủ yếu là từ hoạt động cho vay… Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động

thì Ngân hàng cũng cần chú ý đến việc đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh để có những biện pháp nhằm cân đối giữa hoạt động tạo nguồn và sử dụng

nguồn sao cho hợp lý và đạt kết quả tối ưu nhất. Do hoạt động tạo ra lợi nhuận cho

Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay, nên việc đánh giá sử dụng nguồn nói

chung có thể thông qua việc phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng qua các

năm 2006, 2007, 2008. Dưới đây là kết quả phân tích:

340,120 298,414 552,201 225,244 2,322,012 423,021 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 tr.đồng 2006 2007 2008 Năm

Biểu đồ doanh số huy động và cho vay

Doanh số huy động

Doanh số cho

Biểu đồ 2.1: Mức độ tương quan giữa doanh số huy động và cho vay.

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được nguồn vốn cung cấp luôn bảo đảm được khả năng cung cấp vốn tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng vay, tuy nhiên việc sử dụng nguồn cho việc cung cấp vốn tín dụng lại không có mức tăng trưởng đều và mạnh như khả năng huy động nguồn cung cấp cho nó. Qua số liệu trên biểu đồ ta có thể thấy được tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn trong năm 2006 là cao

nhất, và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm 2007 và 2008. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là có sự tác động của cả yếu tố chủ quan lẫn các yếu tố

chưa đáp ứng được kịp thời sự thay đổi trong nhu cầu vay vốn của khách hàng, và khách quan là do sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu dẫn đến nhiều thay đổi xấu

về lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái. Tất cả những nguyên nhân trên đều gây ra

hậu quả cuối cùng là gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hà Thành, biểu hiện qua các năm như sau:

Về quy mô của hoạt động cho vay:

Bảng 2.4a: Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm:

ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng

Doanh số cho vay 566,373 58% 536,048 -5% 736,212 37% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ 467,081 30% 608,986 30% 550,113 -10%

Tổng dư nợ 298,414 92% 225,224 -25% 423,021 88%

Nợ quá han/ tổng dư

nợ 0.80% 0.11% 0.21%

Tổng dư nợ/ tổng

nguồn 87.74% 40.79% 18.22%

(Nguồn: Phòng KH&KD)

Sự tăng trưởng không ổn định trong các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ

và mức dư nợ trong 2 năm 2007 và 2008 có thể thấy rằng Ngân hàng cũng đã có những khoảng thời gian gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng vay vốn và bị ảnh hưởng khá lớn từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa năm 2008. Mặc dù trong năm 2008 mức tăng trưởng trong dư nợ lên tới 88% nhưng con số thực tế dư nợ lại không đáng kể, chỉ đạt 423,021trđ và chiếm 18.22% so với tổng vốn huy động được, như vậy so với quy mô hoạt động và khả năng của Ngân hàng thì con số

này thực sự vẫn còn ở mức thấp. Và nếu như tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho ta

thấy một sự an toàn của hoạt động cho vay tại Ngân hàng trong những năm vừa qua

thì nhìn vào tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn lại cho ta một sự báo động về sự tụt giảm trong mức tăng trưởng của hoat động cho vay đối với hoạt động

thu hút vốn của Ngân hàng cùng thời kỳ. Như vậy Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa

trong việc tìm kiếm khách hàng để tận dụng được lợi thế về khả năng cung ứng vốn

của mình góp phần cân đối nguồn và việc sử dụng nguồn, đồng thời cũng là để giảm

thiểu chi phí và tăng hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Về cơ cấu tổng dư nợ theo thời hạn cho vay: Bảng 2.4b: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng:

ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Tổng dư nợ 298,414 225,224 423,021 Dư nợ ngắn hạn 226,405 75.87% 181,255 80.48% 332,624 78.63% Dư nợ trung hạn 53,804 18.03% 39,629 17.60% 78,252 18.50% Dư nợ dài hạn 18,205 6.10% 4,390 1.92% 12,145 2.87% (Nguồn: Phòng KH&KD)

Ngân hàng cho vay chủ yếu tài trợ vốn lưu động cho Doanh nghiệp và một

số ít dành cho tiêu dùng dân cư (chiếm dưới 9%), do đó mà dư nợ chủ yếu tại Ngân

hàng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (luôn ổn định ở mức trên 75%). Còn đối với hình thức cho vay trung và dài hạn thì mức dư nợ vẫn ở mức rất thấp, nguyên nhân một

phần là do Ngân hàng vẫn chưa đạt được hiệu quả trong việc thu hút các Doanh

nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hay thành lập mới sử dụng dịch vụ

cho vay tại Ngân hàng mình. Như vậy, với xu thế hội nhập hiện nay đã và đang tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng như tạo điều

kiện để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất thì Ngân hàng cần lên kế hoạch

triển khai thực hiện hoàn thiện phương án kinh doanh trong việc thu hút những đối tượng khách hàng trên để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tối đa hóa lợi nhuận cho

Tóm lại qua việc phân tích tổng quan về tình hình huy động và cho vay tại

Ngân hàng ta có thể thấy rằng hoạt động tại Chi nhánh Hà Thành là khá ổn định và

đang hứa hẹn về một sự tăng trưởng trong thời gian tới đây. Điều đáng kể đến ở đây là Ngân hàng đã đặc biệt chú ý khai thác nguồn vốn ở thị trường cấp I để tạo ra lợi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 47 - 67)