Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra để giảm thiểu rủi ro:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 95 - 97)

ro:

Trong toàn bộ quá trình cho vay, thẩm định điều kiện cho vay là một khâu

quan trọng có thể nói có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và khả năng gặp rủi ro của

Ngân hàng trong quá trình kinh doanh tiền tệ, nếu quy trình thẩm định không tốt và thiếu tính chính xác, khách quan thì Ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về

khả năng thanh toán các khoản nợ đế hạn của khách hàng.

Mặc dù rủi ro tại Ngân hàng hiện thời ở mức rất thấp và nằm trong mức độ an toàn cho phép, nhưng trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian hiện nay sẽ gây ra tình trạng phá sản các doanh

nghiệp lớn nhỏ mà chúng ta không thể lường trước được. Do đó công tác thẩm định

khách hàng vay vốn cũng cần được quan tâm đúng mức và không ngừng hoàn thiện

những tiêu chí nhằm đánh giá đúng thực lực tài chính và khả năng thanh toán nợ

của khách hàng, có như vậy Ngân hàng mới có thể giảm thiểu được rủi ro cho chính

mình.

Công tác thẩm định điều kiện vay vốn không chỉ dừng lại ở bước đầu của quá

trình cho vay mà trong suốt quá trình đó Ngân hàng cần kiểm tra và giám sát mục đích sử dụng các khoản vay để sớm nhận biết những rủi ro tiềm ẩn và đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ về việc sử

dụng vốn kinh doanh sai mục đích, Ngân hàng nên ngừng việc cung cấp vốn tín

dụng và xác định rõ mục đích sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp trước khi đưa ra

quyết định cho trường hợp này, trong trường hợp nghiêm trọng hơn Chi nhánh nên

xin ý kiến của Hội sở chính.

Để có một cái nhìn chính xác trong việc thẩm định và xét duyệt các khoản vay,

Ngân hàng nên chú ý thực hiện tốt những công đoạn sau:

+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy

quyền… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món nợ

của người đứng ra vay vốn.

+ Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án sản xuất

kinh doanh, khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp, đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có

liên quan đối với món vay. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng

để xử lý các khoản vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu

quả phương án kinh doanh, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu

hồi vốn của Ngân hàng.

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến

khi thu hết nợ gốc và lãi. Trong đó, Ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các

khâu sau:

Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn không.

Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian

Do Ngân hàng cho vay tất cả các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực

kinh doanh khác nhau, vì vậy để công tác thẩm định đạt kết quả tốt và chính xác thì

đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có cái nhìn đúng đắn về triển vọng kinh doanh cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp đó. Do vậy các cán bộ tín dụng cũng cần

phải thường xuyên bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết về kinh tế- xã hội

nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm định được chính xác và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp tại chi nhánh nhnno&ptnt hà thành (Trang 95 - 97)