Khảo sát mức độ nhiễm Listeria monocytogenes trên mẫu nguyên liệu cải bẹ
xanh được trồng cấy từ các vùng khác nhau: Đà Lạt, Huyện Diên Khánh – Khánh
Hòa, Thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa được trình bày trên bảng số liệu 3.1 và phụ lục 1 (bảng số liệu 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6, 4.7).
Bảng 3.1: Mức độ nhiễm Listeria monocytogenes (MPN/g) trên nguyên liệu.
Nguồn gốc rau Tỷ lệ mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Mật độ trung bình (MPN/g) Đà lạt 3/3 100 10.60 ± 3.94 Diên Khánh – Khánh Hòa 3/3 100 11.07 ± 3.90
Ninh Hòa – Khánh hòa 3/3 100 12.80 ± 6.50
Tổng 9/9 100 11.49 ± 4.78
Nhận xét:
Qua kết quả trên chúng ta thấy các mẫu kiểm tra nguyên liệu cải bẹ xanh đều có nhiễm Listeria monocytogenes, với tỷ lệ nhiễm 100 %. Do Listeria monocytogenes được phân bố rộng rãi trên thảm thực vật cây trồng nên sự hiện diện của nó đối với nguyên liệu cải bẹ xanh là điều dễ chấp nhận, chúng có thể nhiễm từ thực vật mục nát, phân động vật,
đất, nước, hoặc nước thải từ các hoạt động xử lý nước thải.[15] Tùy theo mẫu nguyên liệu được kiểm tra trồng cấy ở vùng nào mà mức độ nhiễm khác nhau, trung bình 11.49 ± 4.78 (MPN/g).
Nguyên liệu có nguồn gốc từ Đà Lạt có mức độ nhiễm thấp nhất 10.6 ± 3.94 (MPN/g). Đà Lạt vốn là một vùng chuyên canh rau lớn nhất nước ta, phần lớn các
loại rau xanh nói chung hay cải bẹ xanh nói riêng có nguồn gốc từ Đà Lạt thì chúng
đều được trồng theo công nghệ sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới cùng
những ưu đãi của thiên nhiên về thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nhiệt độ cao nên Đà Lạt mang nền khí hậu của vùng ôn đới cũng ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây rau và cả sự lây nhiễm vi sinh vật lên cây rau. Ngoài ra, do nghề trồng rau ở Đà Lạt là một nghề truyền thống lâu đời nên nông dân có nhiều
kinh nghiệm trồng trọt, tập quán canh tác riêng và đặc thù. Vậy cải bẹ xanh có nguồn
gốc Đà Lạt có mức độ nhiễm Listeria monocytogenes thấp hơn các vùng khác là
điều dễ chấp nhận. Tuy nhiên, mức độ nhiễm thấp hơn không nhiều cho thấy điều
kiện nhiệt độ tương đối thấp ở Đà Lạt là điều kiện để vi khuẩn Listeria
monocytogenes sinh trưởng và phát triển, do chúng chịu được nhiệt độ 1÷440C.[2] Còn nguyên liệu thuộc khu vực Huyện Diên Khánh và Thị xã Ninh Hòa của
Tỉnh Khánh Hòa thì mức độ nhiễm cao hơn và không đồng đều giữa các mẫu so với
nguyên liệu được trồng tại Đà Lạt. Do đa phần được trồng trên những mảnh vườn,
mảnh ruộng quanh nhà với một chế độ tưới bón còn rất lỏng lẻo về mặt vệ sinh hay
có thể được trồng gần các ao, hồ, mương máng, ruộng nước hay những nơi đất ẩm
ven sông, ven suối nên là nguồn lây lan các vi sinh vật nguy hiểm trong đó có vi
khuẩn Listeria monocytogenes.
Ngoài ra, trong quá trình đưa nguyên liệu đến người tiêu dùng thì ở tất cả các
công đoạn như: trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển hay chế biến có thể làm nhiễm
Listeria monocytogenes vào nguyên liệu và cùng sự lựa chọn chưa có ý thức cao của người tiêu dùng đã làm cho thực phẩm không còn đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.