Khả năng gây bệnh:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tình hình nhiễm vi khuẩn listeria monocytogenes trên dưa muối chua (Trang 31 - 32)

Bệnh do nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes được gọi chung là bệnh Listeriosis được thừa nhận từ lâu, là tình trạng nhiễm khuẩn do tiếp xúc hoặc ăn

phải các loại thực phẩm bị nhiễm Listeria monocytogenes. Bệnh do Listeria gây ra

ở người được coi như một bệnh cơ hội. Đây là một bệnh tương đối hiếm gặp nhưng

nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao 20÷30 % so với các tác nhân gây bệnh lây qua thực phẩm do vi sinh vật khác, chẳng hạn như vi khuẩn Salmonella [1,2,11]. Loại vi khuẩn Listeriamonocytogenes được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm tác nhân sinh học có nguy cơ cao trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.[21]

Những người khỏe mạnh khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm Listeria monocytogenes có thể có triệu chứng hay không có triệu chứng. Các triệu chứng

thường gặp xuất hiện từ 1÷7 ngày sau khi ăn, bao gồm các triệu chứng đau bụng, sốt nhẹ, tiêu chảy,…. Các triệu chứng giảm xuống trong một vài ngày nhưng bệnh nhân sẽ thải Listeria monocytogenes qua phân và nước tiểu trong một thời gian từ vài ngày đến vài tháng [19]. Liều lượng nhiễm trùng của Listeria monocytogenes

vào khoảng 100÷1000 tế bào đặc biệt với những người mẫn cảm cao.[11]

Mọi người đều có thể bị nhiễm và mắc bệnh. Những người có nguy cơ nhiễm trùng Listeria monocytogenes cao:

 Phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh.

 Người già: tỷ lệ tử vong trên 63% với người mắc bệnh trên 60 tuổi.  Những người có cơ địa suy giảm miễn dịch: Những người bị AIDS dễ bị

nhiễm Listeria hơn 300 lần so với những người có hệ miễn dịch bình thường.

Phụ nữ mang thai nguy cơ mắc bệnh nhiễm Listeria monocytogenes gấp 20

lần so với người lớn khỏe mạnh khác. Nếu một người phụ nữ mang thai bị nhiễm

Listeria monocytogenes và chúng phát triển trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể

dẫn đến đẻ non. Biểu hiện căn bệnh giống như cúm nhẹ với các triệu chứng ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu cũng như đau cơ bắp và khớp. Bệnh nhiễm Listeria monocytogenesở giai đoạn sau trong mang thai có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc dị

Tỷ lệ tử vong gần 2040 % ở trẻ sơ sinh nhiễm Listeria monocytogenes bùng phát sớm và ở trẻ bùng phát muộn là 020%. Tỷ lệ tử vong ở trẻ lớn là dưới 10%.

Đối với trẻ bị nhiễm Listeria monocytogenes còn sống sót thì thường để lại những duy chứng: nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não, não úng thủy, chậm phát triển tâm thần.[19]

Nếu mẹ ăn thực phẩm bị ô nhiễm trong thai kỳ, bệnh thường không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ nhưng trẻ sơ sinh có thể được sinh ra với bệnh nhiễm Listeria.[11]

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp tình hình nhiễm vi khuẩn listeria monocytogenes trên dưa muối chua (Trang 31 - 32)