Đối với Nhà nước, các ban ngành, Ngân hàng Nhà nước, Ngân

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 88)

Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

 Cần tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

 Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, các Bộ ngành và Ngân hàng Nhà nước cần ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn nhau để tạo sự thống nhất cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại.

 Các văn bản hướng dẫn dưới luật về việc xử lý phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cần sớm được ban hành nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại xử lý nhanh nợ tồn đọng, nợ dây dưa kéo dài, làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng.

 Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, hạn chế hàng nhập khẩu, nhập lậu, có chính sách lâu dài để tạo sự ổn định giúp các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh ổn định, lâu dài.

 Hiện nay thủ tục vay vốn còn nhiều phức tạp, chưa được cải tiến phù hợp, rườm rà mất thời gian, gây trở ngại cho khách hàng.

 Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cần hoạt động một cách tốt hơn, thông tin chính xác hơn để giúp các ngân hàng có được thông tin tin cậy nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

 Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại.

 Ngân hàng Nhà nước cần sớm thành lập công ty mua bán nợ, hoặc thành lập công ty mua bán tài sản thế chấp nhằm giúp các ngân hàng thương mại giải quyết tốt nợ tồn đọng, tránh thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 88)