Dư nợ tín dụng bán lẻ theo loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 75 - 78)

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo loại hình dịch vụ

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Loại hình cho vay

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng +/- % +/- %

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 12,101 6.89% 8,187 4.39% 11,775 5.47% -3,914 -32.34% 3,588 43.83%

Cho vay bảo đảm bằng lương của

CBCNV 5,260 3.00% 7,588 4.06% 8,324 3.87% 2,328 44.25% 736 9.70%

Cho vay hộ SXKD 118,607 67.54% 144,867 77.59% 155,918 72.45% 26,260 22.14% 11,051 7.63%

Cho vay cầm cố, chiết khấu 9,001 5.13% 1,897 1.02% 3,553 1.65% -7,104 -78.92% 1,656 87.29%

Cho vay khác 30,642 17.45% 24,261 12.99% 35,630 16.56% -6,381 -20.82% 11,369 46.86%

Tổng cộng 175,610 100% 186,700 100% 215,200 100%

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở Cho vay bảo đảm bằng lương của CBCNV Cho vay hộ SXKD Cho vay cầm cố, chiết khấu Cho vay khác Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Biểu đồ 2.10: Dư nợ tín dụng bán lẻ theo loại hình dịch vụ

+ Cho vay hỗ trợ nhu cầu vốn SXKD: chiếm tỷ trọng cao nhất (68% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2007, 78% năm 2008 và 72% năm 2009) cho vay phục vụ các hộ gia đình buôn bán kinh doanh VLXD, kinh doanh hải sản, thủ công, đầu tư tài sản để kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch và kinh tế phụ gia đình. Trong các loại hình sản phẩm tín dụng thì cho vay hộ sản xuất kinh doanh có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn lớn nhất thường chiếm khoảng 30-40% trên tổng nợ xấu, nợ quá hạn tín dụng bán lẻ. Điều này cũng dễ hiểu khi cho vay hộ sản xuất kinh doanh chiếm phần lớn tổng dư nợ tín dụng bán lẻ.

+ Sản phẩm cho vay liên quan đến nhà ở: dư nợ chiếm gần 7% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2007, hơn 4% năm 2008 và hơn 5.5% năm 2009, thực hiện các chỉ đạo của HSC, Chi nhánh rất thận trọng về cho vay mua nhà và đất ở, chỉ cho vay đối với những khách hàng thực sự có nhu cầu và chứng minh được nguồn thu nhập rõ ràng có khả năng đảm bảo nợ vay. Mặc dù dư nợ thấp nhưng loại hình dịch vụ này hạn chế tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng bán lẻ.

+ Sản phẩm cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá: dư nợ chiếm trên 5% 2009tổng dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2007, hơn 1% năm 2008 và gần 2% năm. Trước đây, dư nợ cầm cố CTCG đạt mức hơn 10 tỷ đồng nhưng từ khi có chỉ đạo của HSC hạn chế chỉ cho vay cầm cố giấy tờ có giá của BIDV, CP, KBNN không cầm cố CP và GTCG của các NH khác nên dư nợ cũng giảm khá mạnh, đồng thời BIDV ra đời sản phẩm tiền gửi lãi suất linh hoạt theo thời gian thực gửi nên phần nào hạn chế nhu cầu vay vốn của khách hàng.

+ Sản phẩm cho vay bảo đảm bằng lương: dư nợ năm 2009 tăng 9% so với năm 2008 và tăng 42% so với năm 2007. Sản phẩm cho vay này đang thực hiện kèm với dịch vụ trả lương qua tài khoản nên có khả năng phát triển. Mặt khác, loại dịch vụ này được đảm bảo bằng lương nên gần như không có nợ xấu hay nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 75 - 78)