Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 79 - 83)

 Bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có nhiều tồn tại đáng lưu ý.

a. Về mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh đã được mở rộng và phát triển nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở địa bàn TP Nha Trang, chưa có có các Phòng giao dịch ở các huyện, thị xã. Đây là vấn đề khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp cận và phát triển quan hệ khách hàng trên địa bàn thị xã Cam Ranh và các huyện lân cận.

b. Về sản phẩm dịch vụ

 Mặc dù danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có của BIDV so với ngân hàng khác tương đối đầy đủ nhưng chưa có tính hấp dẫn, quy trình

thủ tục còn rườm rà, hình ảnh sản phẩm chưa rõ nét, chưa có phướng thức tiếp cận tốt tới khách hàng bán lẻ.

 Đánh giá một số sản phẩm cụ thể

 Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên

 Quy trình thủ tục tương đối rườm rà, yêu cầu chặt chẽ nhiều trường hợp gây khó khăn cho khách hàng.

 Phương thức vay: khách hàng phải đến trực tiếp Chi nhánh là thủ tục, chưa triển khai phương thức vay vốn trực tuyến.

 Sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở:

 Chưa có các sản phẩm cụ thể theo mục đích vay như sửa nhà, mua nhà, mua trang thiết bị nội thất…

 Chưa có các sản phẩm riêng về cho vay mua nhà theo dự án.  Sản phẩm cho vay hộ gia đình, kinh doanh

 Chưa có quy định riêng về sản phẩm.

 Mức vay tương đối thấp.

 Sản phẩm cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá

 Mức cho vay với mục đích tiêu dùng còn thấp.

 Quy định về sản phẩm, thủ tục còn đơn giản, do quy trình được ghép chung với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nên dẫn đến thời gian xử lý khoản vay tương đối chậm.

 Chất lượng phục vụ chưa đồng bộ tại tất cả các chi nhánh, các kênh phân phối. Công tác bán và giới thiệu sản phẩm bán lẻ tại chi nhánh chưa được thực sự chú trọng. Cán bộ được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, chưa chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng.

 Các sản phẩm bán lẻ tuy đã được triển khai nhiều, trên phạm vi rộng cho KH bán lẻ như các sản phẩm thẻ, các sản phẩm NH điện tử,… nhưng BIDV vẫn chưa có trung tâm dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm nâng cao

chất lượng phục vụ khách hàng do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp.

c. Về quy trình tác nghiệp và công nghệ

 Việc triển khai quy trình tín dụng theo TA2 còn nhiều máy móc, lúng túng, nhất là đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại các phòng Giao dịch. Đối với các món cho vay tiêu dùng tín chấp chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân để xem xét cho vay.

 Công tác thu thập và khai thác thông tin về khách hàng cá nhân còn chưa được quan tâm mà chỉ chú trọng đến tài sản đảm bảo.

 Phát triển ứng dụng công nghệ trong phát triển và quản lý các sản phẩm tín dụng bản lẻ còn rất hạn chế, dẫn đến tốn nhiều nhân lực trong công tác quản lý hiệu quả từng sản phẩm.

d. Về nhân lực và đào tạo nhân lực

 Tổ chức về con người, mô hình, cơ chế, chính sách chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng bán lẻ hiện đại. Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân thường có tâm lý không thích, không được coi trọng… như cán bộ khách hàng doanh nghiệp. Thậm chí công tác nhân sự còn hạ thấp tiêu chí tuyển dụng đối với những cán bộ bán lẻ.

 Công tác đào tạo cán bộ của BIDV về quản lý khách hàng bán lẻ, về kĩ năng bán hàng bước đầu đã được triển khai tuy nhiên chưa thực sự có hệ thống, thường xuyên, đúng đối tượng và chưa cụ thể đến từng sản phẩm dịch vụ.

e. Các nhân tố khác

 Bên cạnh đó, Nguồn vốn tăng trưởng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào nguồn huy động từ kho bạc. Các nguồn vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế không có tính ổn định, huy động vốn từ dân cư gặp khó khăn, cạnh tranh cao từ các ngân hàng.

 Lãi suất huy động vốn tăng cao, chênh lệch đầu ra - đầu vào giảm thấp so với những năm trước, nguồn vốn tăng trưởng không ổn định ... làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng bán lẻ, hạn chế tốc độ tăng trưởng.

 Nhận thức của một bộ phận khách hàng về hoạt động ngân hàng chưa cao, chưa thấy hết những tiện ích mà ngân hàng mang lại, điều này làm cho quan hệ hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng chưa mang lại sự gắn kết và hiệu quả cao.

 Các cấp, các ngành và một số địa phương chưa thực sự quan tâm, ủng hộ ngân hàng, đôi khi còn gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng.

 Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với ngân hàng trong việc xử lý nợ, bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng còn chậm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH

Một phần của tài liệu Thực trạng tín dụng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 79 - 83)