0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHÁNH HÒA (Trang 26 -93 )

. Các nhân tố bên trong

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, bao gồm: Chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, cơ sở vật chất - trang thiết bị...

Có thể nói đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và của tín dụng ngắn hạn nói riêng. Bởi chính sách tín dụng chính là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo liân quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn là phải chính sách linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng. Tuỳ theo từng thời kỳ mà ngân hàng điều chỉnh quy mô tín dụng ngắn hạn hay trung - dài hạn; tập trung, ưu tiên cho khu vực kinh tế quốc doanh hay ngoài quốc doanh sao cho phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như là đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền và của chính bản thân ngân hàng.

Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của nhà nước, đồng thời đảm bảo được tính công bằng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của tín dụng ngắn hạn ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tố đó là: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay:

Về lãi suất cạnh tranh: đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Tuy nhiên các ngân hàng không thể hạ lãi suất thấp hơn hẳn so với các ngân hàng khác để thu hút khách mà lãi suất cạnh tranh này phải được xác định trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, đảm bảo trang trải được chi phí của về quản lý, về trả lãi huy động, bù đắp được rủi ro có thể xảy ra...

Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng.

Về tài sản đảm bảo tiền vay: Khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản bảo đảm tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.

Thứ hai: là công tác tổ chức của ngân hàng

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hang hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

Thứ ba: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp , giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng... giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bảo, ngăn ngừa được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng.

Như vậy, một ngân hàng có được một chính sách tín dụng hợp lý nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghệ nghiệp thì cũng không thể đảm bảo được chất

lượng các khoản tín dụng cũng như mở rộng quy mô tín dụng và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ tư: Là nhân tố thuộc về cơ sở vật chất của ngân hàng

Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ thực hiện cũng như các dịch vụ bổ trợ, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và do đó thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin như hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý nhanh chóng, kịp thời chính xác, trên cơ sở đó quyết định tín dụng đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho

quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.

. Các nhân tố bên ngoài

a. Tình trạng của nền kinh tế

Tình trạng hiện tại của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoài quy luật đó.Thậm chí hoạt động này của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng này. Khi nền kinh tế trong trạng thái hưng thịnh thì hoạt động của các NHTM cũng trong xu hướng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay tiền của khách hàng cá nhân cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên gay gắt hơn.

b. Về phía khách hàng

Để đảm bảo khoản tín dụng sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ịch cho ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Nhân tố này bao gồm rất nhiều các yếu tố, nhưng chủ yếu là: khả năng tài chính của khách hàng, năng lực và uy tín của khách hàng.

c. Về phía môi trường pháp lý

Hoạt động tín dụng ngân hàng được qui định chặt chẽ bởi các văn bản qui phạm pháp luật do NHNN ban hành. Các đối tượng khách hàng nằm trong chiến lược mở rộng cho vay của ngân hàng cần được thừa nhận về mặt pháp lý. Đây là điều kiện để người vay vốn yên tâm, mạnh dạn đầu tư, sản xuất còn ngân hàng thì thuận lợi hơn khi ra các quyết định cho vay.

Mặt khác như đã phân tích, mở rộng cho vay nhưng vẫn phải duy trì chất lượng và hiệu quả cho ngân hàng. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ tạo ra kẽ hở trong quản lý tín dụng, gây nên những rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng như khách hàng có hành vi lừa đảo để vay vốn, cán bộ ngân hàng có hành vi sai trái... ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

TRIỂN KHÁNH HÒA

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHĐT&PT Khánh Hòa

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHDT&PT Khánh Hòa.

Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh hòa là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

- Tên tiếng Anh: BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM-KHANH HOA BRANCH

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Khánh Hòa

- Tên giao dịch quốc tế: VIETINDEBANK (BIDV).

- Địa chỉ: 35 đường 2/4, Phường Vạn Thắng, Nha Trang, Khánh Hoà. - Điện thoại: 0583.823495

- Fax : 0583.812350

- Email : Khanhhoa@bidv.com.vn

- Phương châm: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công_share opportunities, share success”.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc tỉnh Phú Khánh. Từ đó đến nay phù hợp với sự phát triển chung của Ngân hàng ĐT&PT, Chi nhánh được lần lượt mang những tên:

- Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Khánh Hoà.

2.1.1.1 Giai đoạn 1976-1995:

 Những năm 1976 - 1994 chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật và huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

 Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển xã hội Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách cục đầu tư, chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng thương mại. Do địa bàn tỉnh có đầy đủ 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cho nên khi chuyển sang ngân hàng thương mại Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn, quy mô nhỏ, lực lượng còn quá yếu, kinh nghiệm chưa có, bạn hàng chưa biết đến ngân hàng nhiều, cho nên Chi nhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ bé.

 Theo số liệu thống kê của Chi nhánh thì tổng tài sản của Chi nhánh lúc đó chỉ có 54 tỷ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 34,7 tỷ đồng chỉ chiếm 5% thị phần trên địa bàn lúc bấy giờ. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp: Công trình xây dựng cầu đường 505, 510, xí nghiệp cấp thoát nước 202, công ty vật liệu may Khánh Hoà, công ty xây dựng thuỷ lợi… Số khách hàng lớn rất ít vì đã đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại khác.

2.1.1.2 Giai đoạn 1996-nay:

 Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực đầu tư phát triển cho nhiều dự án, công trình trọng điểm, chương trình dự án lớn của tỉnh, chương trình phủ điện nông thôn, chương trình phát triển nhà ở, chương trình đánh bắt xa bờ, đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt trong 3 năm 1999-2002 chi nhánh đã triển khai cho vay nhiều dự án lớn và tiếp tục giải ngân

như dự án mía đường Cam Ranh với công suất 6000 tấn mía /ngày, nhà máy nhôm của công ty xây dựng 76 vay đầu tư nhà máy với công suất 5000 tấn/ngày, với tổng vốn vay gần 100 tỷ đồng, dự án công viên nước Phù Đổng hơn 21 tỷ đồng, công ty thương mại đầu tư vay trên 5,1 triệu USD, dự án du lịch Hòn Tre… Việc cho vay các dự án lớn có tính khả thi cao sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế được rủi ro, tăng khả năng thu lãi đúng như tính toán và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

 Chi nhánh đã xác định yếu tố quyết định để thực hiện chiến lược kinh doanh là phải có vốn, đây là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy biện pháp huy động vốn tại chổ là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo đủ vốn phục vụ cho khách hàng. Ngay từ đầu chi nhánh đã tiến hành mở rộng các hình thức huy động vốn như trái phiếu, tiết kiệm trong dân cư, tranh thủ nguồn vốn tài trợ của nước ngoài… Nhờ việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cho các dự án đầu tư phát triển theo định hướng của Nhà nước, của địa phương và các khoản tín dụng thương mại khác.

 Bên cạnh những dự án đem lại hiệu quả còn có một số dự án không đem lại kết quả như mong đợi. Nguyên nhân là do tính chủ quan của cán bộ thẩm định dự án đầu tư, do không tuân theo các quy định trong công tác cho vay, khả năng quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư kém, dẫn đến thất thoát tài sản, sản phẩm sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán cho ngân hàng đã tạo nên những khoản nợ lớn cho ngân hàng.

 Trong khoảng thời gian qua chi nhánh đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, và có được thành quả này là nhờ Chi nhánh vận dụng tốt các chính sách của mình vào trong hoạt động kinh doanh:

+ Luôn lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu thập các thông tin về mức độ thỏa mãn cũng như những phàn nàn của khách hàng để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

+ Duy trì và phát triển các sản phẩm hiện có cũng như đưa thêm các sản phẩm mới vào kinh doanh nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên địa bàn.

+ Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, kiểm soát, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài một cách có hiệu quả.

+ Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng luôn đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của chi nhánh.

 Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hoà là một thành viên trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nên thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung Ương giao cho. Nếu trước đây Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hòa với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn và chiết khấu thương phiếu là chính, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp xây lắp.

 Ngày nay Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Khánh Hòa là một ngân hàng mang đầy đủ tính chất của một ngân hàng thương mại, thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng mà các ngân hàng trên địa bàn cùng thực hiện, được phép kinh doanh đa năng, tổng hợp: chức năng trung gian tín dụng trong thanh toán, cung cấp tín dụng và quản lý các phương tiện thanh toán, cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng… Ngân hàng trực tiếp giao dịch với các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp… nhận tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu đi vay. Tuy nhiên nét nổi bật

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHÁNH HÒA (Trang 26 -93 )

×