Là sản phẩm BIDV cho khách hàng vay vốn để mua đất và nhà ở, xây dựng, cải tạo, sửa chữa và mua sắm trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.
Thời hạn cho vay tối đa đến 15 năm
Mức cho vay tối đa đến 100% giá trị nhà, đất Lãi suất cạnh tranh
Không có phí phát sinh trong suốt thời hạn vay.
Thanh toán hoàn trả linh hoạt: hoàn trả tự động bằng cách khấu trừ tài khoản của khách hàng mở tại BIDV, chuyển khoản hoặc hoàn trả tại chi nhánh cho vay của BIDV.
Thủ tục đơn giản, thời gian thẩm định và trả lời nhanh.
2.2.1.2 Cho vay mua ô tô
Vay mua ô to là sản phẩm đáp ứng nhu cầu mua xe hơi của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thông qua việc hỗ trợ nguồn vốn cho khách hàng mua xe.
+ Lợi ích của khách hàng
Mức cho vay tối đa lên đến 85% giá trị xe.
Được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chuyên nghiệp. Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện.
Lãi suất cho vay cạnh tranh.
Thời gian duyệt khoản vay nhanh chóng.
Không thu phí phát sinh trong suốt quá trình vay vốn; Miễn phí thanh toán trước hạn.
Tính lãi theo phương thức dư nợ giảm dần đến mức trả lãi hàng tháng ít hơn.
2.2.1.3 Cho vay cán bộ công nhân viên
Là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dành cho các cá nhân có thu nhập và hiện đang công tác ổn định tại các công ty doanh nghiệp cùng tỉnh/thành phố với CN BIDV để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của bản thân và gia đình.
+ Lợi ích của khách hàng
Không cần tài sản đảm bảo.
Được BIDV tặng kèm sản phẩm bảo hiểm BIC – Bình An (tùy từng thời điểm)
2.2.1.4 Cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình
Cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, hộ gia đình là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vốn và mục đích của khách hàng: bổ sung vốn lưi động, đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Lợi ích của khách hàng
Được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chuyên nghiệp. Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện.
Thế chấp bằng nhiều hình thức khác nhau.
2.2.1.5 Vay cầm cố Giấy tờ có giá, Thẻ tiết kiệm
Là hình thức cho vay có bảo đảm bằng các loại Giấy tờ có giá (GTCG), Thẻ tiết kiệm (TTK) do Chính phủ, BIDV và các tổ chức tín dụng khác phát hành nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vốn của khách hàng khi GTCG, TTK chưa đến hạn thanh toán.
+ Lợi ích của khách hàng
Mức cho vay hấp dẫn lên tới 100% giá trị GTCG, TTK. Được tư vấn bởi đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chuyên nghiệp. Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện.
2.2.1.6 Thấu chi tài khoản tiền gửi
Là hình thức BIDV cho khách được chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản tiền gửi của mình mở tại BIDV.
+ Lợi ích của khách hàng
Mức phí thấp, chỉ thu một lần trong suốt thời gian cấp hạn mức thấu chi.
Không yêu cầu tài sản bảo đảm nếu Khách hàng có tài khoản trả lương tại BIDV.
Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản tại tất cả các quầy giao dịch, các máy ATM/POS (24/7) của BIDV và của ngân hàng khác tham gia hệ thống Banknet.
Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng.
2.2.2. Quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại NHĐT&PT Khánh Hòa.
Bước 1: Tiếp thị tới Khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV:
Trách nhiệm: - Trực tiếp đối với CBQHKHCN
- Phối hợp đối với CBDVKHCN
Căn cứ vào từng đối tượng Khách hàng, Khách hàng đã, đang hoặc chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của BIDV… để có phương thức tiếp thị hoặc chăm sóc Khách hàng đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trong từng thời kỳ.
Trong quá trình tiếp thị, bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV, nếu Khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng - tài chính khác thì CBQHKHCN có trách nhiệm thực hiện chức năng tiếp thị, bán chéo sản phẩm dịch vụ này theo quy định của BIDV (nếu có).
Bước 2: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN
- LĐPQHKHCN/LĐPGD
Nội dung thực hiện:
Khi Khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng Sản phẩm tín dụng của Ngân hàng, CBQHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ Khách hàng.
Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.
Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể, CBQHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu Khách hàng cung cấp đầy đủ một lần.
Tuyệt đối tránh trường hợp CBQHKHCN yêu cầu khách hàng cung cấp, bổ sung hồ sơ vay vốn nhiều lần để tránh gây phiền hà cho khách hàng và đảm bảo thời gian xử lý cấp tín dụng và giải ngân nhanh chóng, kịp thời.
Nguyên tắc yêu cầu Khách hàng cung cấp hồ sơ:
+ Cụ thể số lượng các giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu chung và quy định cụ thể trong từng Sản phẩm.
+ Loại giấy tờ, hồ sơ (bản gốc, bản photocopy, bản sao công chứng/chứng thực)...
Hồ sơ vay vốn của khách hàng được quy định chi tiết tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể. Trường hợp chưa có Sản phẩm tín dụng cụ thể hoặc Sản phẩm tín dụng cụ thể chưa quy định danh mục hồ sơ thì CBQHKHCN căn cứ vào loại hình cho vay cụ thể để yêu cầu Khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.
Lưu ý: CBQHKHCN có thể thực hiện đồng thời hai bước 1 và 2.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN
- LĐPQHKHCN/LĐPGD
- CB Kho quỹ
Căn cứ vào hồ sơ quy định từng sản phẩm tín dụng cụ thể và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ như trên. CBQHKHCN nhận trách nhiệm:
+ Trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng;
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ; đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…
Trường hợp khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn thì CBQHKHCN phải có trách nhiệm yêu cầu khách hàng bổ sung những hồ sơ còn thiếu.
Sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng, CBQHKHCN lập phiếu tiếp nhận hồ sơ có đầy đủ chữ ký của khách hàng và CBQHKHCN.
Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ, CBQHKHCN báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD để phân công CBQHKHCN xử lý theo các Bước tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN
- LĐPQHKHCN/LĐPGD
Nội dung thực hiện:
Trên cơ sở Bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, LĐPQHKHCN/ LĐPGD phân công CBQHKHCN nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:
Về thông tin khách hàng
Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng cung cấp trong Giấy đề nghị vay vốn, cụ thể:
+ Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin có liên quan khác.
+ Căn cứ: Chứng minh thư nhân dân/quân nhân/hộ chiếu, Sổ hộ
khẩu/KT3/Sổ tạm trú, hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng…, các tài liệu khác Khách hàng cung cấp và thông tin lịch sử Khách hàng tại BIDV (nếu có).
CBQHKHCN có trách nhiệm thẩm định tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp về nội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh.
Trường hợp cần thiết, CBQHKHCN có thể thẩm tra trực tiếp thông tin tại nguồn cung cấp tài liệu chứng minh.
Trường hợp có tổ chức cung cấp thông tin tín dụng bán lẻ, CBQHKHCN chủ động đề xuất việc xác minh thông tin khách hàng.
Về năng lực tài chính của khách hàng:
Tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đã được khách hàng cung cấp, cụ thể:
+ Thu nhập từ lương, thưởng và thu nhập khác.
Trường hợp cần thiết, CBQHKHCN chủ động đề xuất phương thức thẩm định trực tiếp, đảm bảo thông tin khách hàng cung cấp là chính xác, đầy đủ.
Về lịch sử quan hệ tín dụng:
Kiểm tra thông tin khách hàng trên phân hệ CIF để biết nắm bắt và phân tích được lịch sử giao dịch của khách hàng (đối với khách hàng cũ) về mức vay, dư nợ hiện tại, việc thực hiện trả nợ gốc và lãi,...
Đánh giá, phân tích phương án/ dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư:
Đánh giá về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, sự phù hợp giữa ngành nghề kinh doanh và giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề… của khách hàng.
Tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án sản xuất - kinh doanh - đầu tư: đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng, những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, …
Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện vay và các nội dung khác liên quan đến khoản vay cho phù hợp.
Về tài sản đảm bảo:
Việc tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện theo Quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV. Trường hợp sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể có quy định khác, việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của sản phẩm bán lẻ.
Lập Báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng:
Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng (thẩm định thông tin khách hàng, tài sản đảm bảo), điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt được (nếu có), hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể.
a) Trường hợp không đồng ý cấp tín dụng:
CBQHKHCN báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD trường hợp cần thiết phải báo cáo Lãnh đạo Chi nhánh xem xét quyết định trước khi thông báo từ chối cho vay tới Khách hàng.
b) Trường hợp cấp tín dụng không thông qua phê duyệt rủi ro:
CBQHKHCN đồng ý cấp tín dụng thì trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy định này và tiếp tục thực hiện trình tự quy định tại Khoản 5 Điều này.
c) Trường hợp cấp tín dụng phải thông qua phê duyệt rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:
Phó Giám đốc phụ trách QHKHCN đồng ý cấp tín dụng trên cơ sở đề xuất của LĐPQHKHCN thì phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng và PQHKHCN gửi Bộ phận QLRR thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro và phê duyệt cấp tín dụng. Trình tự thủ tục trình cấp quyết định tín dụng thực hiện theo trình tự quy định tại Quy định về trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.
d)Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh:
Chi nhánh (Phòng QLRR là đầu mối) lập bộ hồ sơ trình Hội sở chính, Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu mối tiếp nhận hồ sơ, xử lý để trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.
Bước 5: Quyết định cấp tín dụng:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN, CBQLRR
- LĐPQHKHCN/LĐPGD/LĐPQLRR
- Lãnh đạo Chi nhánh/Cấp có thẩm quyền tại Hội sở chính
Nội dung thực hiện:
a) Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro tại Chi nhánh được thực hiện như sau:
Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng như sau:
- Trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và quyết định giải ngân của LĐPQHKHCN/LĐPGD: Trên cơ sở báo cáo của CBQHKHCN thì LĐPQHKHCN/LĐPGD có thể đồng ý hoặc từ chối cho vay. Sau đó chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo lại cho khách hàng.
Nếu vượt thẩm quyền, thì LĐPQHKHCN/LĐPGD trình lãnh đạo chi nhánh quyết định.
Tại Phòng giao dịch:
Chỉ thực hiện cho vay đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của PGD.
Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền của PGD thì PGD trình trực tiếp Lãnh đạo Chi nhánh theo thẩm quyền (không thông qua PQHKHCN tại Chi nhánh).
Trên cơ sở ý kiến của LĐPQHKHCN/LĐPGD, lãnh đạo chi nhánh có thể đồng ý hoặc từ chối cho vay và chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo lại cho khách hàng.
b) Trình tự quyết định cấp tín dụng đối với khoản vay qua thẩm định rủi ro:
Tại Chi nhánh: Trình tự quyết định cấp tín dụng thực hiện theo trình tự quy định tại Quy định về trình tự thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp
Tại Hội sở chính: Trên cơ sở nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định Ban Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện trình cấp có thẩm quyền để xem xét quyết định cấp tín dụng.
Trường hợp chấp thuận cho Chi nhánh cấp tín dụng, Ban Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 6: Ký kết các Hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN
- LĐPQHKHCN/LĐPGD
- Lãnh đạo Chi nhánh
a) Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng:
Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền và Hợp đồng mẫu (lựa chọn mẫu hợp đồng phù hợp trong Bộ mẫu Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay ban hành theo Quyết định của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ), CBQHKHCN soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình LĐPQHKHCN/LĐPGD kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng.
b) Ký kết các Hợp đồng:
Đối với khách hàng: Hợp đồng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp pháp của Hộ gia đình trực tiếp ký tại Ngân hàng hoặc tại Phòng Công chứng theo quy định (nếu có).
Đối với Ngân hàng: Hợp đồng do người có thẩm quyền quy định cụ thể tại các Sản phẩm tín dụng bán lẻ và phân công của Giám đốc Chi nhánh trong từng thời kỳ trực tiếp ký.
c) Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm:
CBQHKHCN cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định hiện hành.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch, CBQHKHCN bàn giao toàn bộ hồ sơ cho PQTTD.
Bước 7: Đề xuất và quyết định giải ngân:
Trách nhiệm: - CBQHKHCN, CBQTTD
- LĐPQHKHCN/LĐPGD
- Lãnh đạo phụ trách QTTD
Nội dung thực hiện:
+ Trình tự đề xuất và quyết định giải ngân đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh:
a) Trường hợp quyết định giải ngân một lần hoặc giải ngân lần đầu:
Sau khi các cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định cấp tín dụng, CBQHKHCN lập Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và sau đó báo cáo
LĐPQHKHCN/LĐPGD.Sau khi LĐPQHKHCN/LĐPGD kí thì trình lên giám