Bài 4 PHÂN PHỨC HỢP – PHÂN PHÂN BÓN LÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 40 - 43)

C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)

Bài 4 PHÂN PHỨC HỢP – PHÂN PHÂN BÓN LÁ

4.1. Phân phức hợp:

Là loại phân chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, không phải chỉ có nguyên tố đa lượng mà còn có nguyên tố vi lượng, thuốc kích thích,…

Nguyên tắc trộn phân:

• Trộn phân không làm lý tính phân xấu đi

• Trộn KCl với Ca(OH)2 , CaCl2được tạo thành hút nước mạnh làm phân chảy rửa ra, khó bón phân

• Trộn super P với phân Ammonium sulphate làm cho phân không còn tơi xốp, rắn hơn vì nếu trộn phải bón ngay

• Trộn phân không làm giảm chất lượng phân • Không trộn super P với vôi

• Không trộn Ammonium sulphate với một loại phân kiềm Bảng 21. Bảng trộn phân bón

Tên phân bón 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1. Ammon sulfat, MAP, DAP + + ─ 0 + ─ ─ ─ + + 0 0

2. Ammon nitrat + + + 0 ─ ─ ─ ─ 0 ─ 0 0

3. Kali nitrat, natri nitrat ─ + + + ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0

4. Ca cyanamit 0 0 + + ─ 0 ─ ─ + ─ + 0 5. Urea + ─ ─ ─ + + ─ ─ ─ ─ ─ ─ 6. Super P ─ ─ ─ 0 + + ─ ─ 0 ─ 0 + 7. Phosphorit ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ 0 + 8. P kết tủa ─ ─ ─ ─ ─ ─ + + ─ ─ 0 0 9. P xỉ lò luyện thép 0 0 ─ + ─ 0 ─ ─ + ─ + 0 10. Phân KCl, Sylvinit + ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ ─ + ─ + 11. Vôi, tro 0 0 ─ + ─ 0 0 0 + ─ + 0 12. Phân chuồng 0 0 0 0 ─ + 0 0 0 + 0 + Ghi chú: + : trộn được - : trộn xong phải bón ngay 0 : không trộn được

Thành phần tỷ lệ phân được biểu thị bằng chữ số, theo quy ước thứ tự N : P2O5 : K2O. Vd: phân hỗn hợp 24 – 24 – 8 là loại phân trong đó có 24% N; 24% P2O5 và 8% K2O, nghĩa là trong 100kg phân có 24 kg N; 24 kg P2O5 và 8 kg K2O.

Phân hoá hợp DAP 18 – 46 – 0 chứa 18% N; 46% P2O5 và 0% K2O.

4.2. Các loại phân phức hợp 4.2.1. Phân hỗn hợp: 4.2.1. Phân hỗn hợp:

Là những loại phân hình thành do sự pha trộn cơ giới một số loại phân đơn Vd trộn: (NH4)2SO4 : 40

Apatid nghiền (30% P2O5) :28 Supper lân :15 KCl :17 Cộng : 100kg

Vậy ta được 1 tạ phân chứa 30% chất dinh dưỡng theo tỷ lệ NPK 8 – 12 – 10

4.2.2. Phân hoá hợp: là những loại phân trong đó những yếu tố dinh dưỡng được hoá hợp với nhau theo những phản ứng hoá học với nhau theo những phản ứng hoá học

Thí dụ: sản xuất Amophos (MAP monoammonium phosphate): NH3 + H3PO4 → NH4H2PO4 (MAP monoammonium phosphate) 2NH3 + H3PO4 → (NH4 )2H2PO4 (DAP diammonium phosphate) sản xuất nitrophos bằng cách thuỷ phân apatit bằng axit nitrit

Ca5F(PO4)3 + 12HNO3 +4H2SO4→ 4CaSO4 ↓ +6H3PO4 + 6 Ca(NO3)2 +2HF Sản xuất nitratkali NaNO3 +KCl → KNO3 + NaCl

4.2.3. Phân phức tạp: là loại phân có nhiều yếu tố hoặc nhiều loại phân bón hoá hợp với nhau do tác động của quá trình hoá học từ những phản ứngphức tạp. Phân phức tạp còn có nhau do tác động của quá trình hoá học từ những phản ứngphức tạp. Phân phức tạp còn có thể chứa kích thích tố sinh trưởng, thuốc trừ sâu, nguyên tố vi lượng.

Thí dụ: phân suppe lân amon hoá:

Ca(H2PO4)2 + NH3 → NH4H2PO4 + CaHPO4

Ngoài ra người ta trộn thêm một ít B hoặc Mo làm thành một loại phân tốt cho cây họđậu

Đặc điểm sử dụng: Ưu điểm:

- Chỉ bón một lần mà cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

- Phân hỗn hợp và phân phức tạp được chế biến một cách thích hợp để tránh chảy nước, chế biến dạng viên sử dụng dễ dàng, ít bị rửa trôi.

- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, ít chất phụ gia, phân tập trung 2 hay 3 yếu tố trong một hạt phân đảm bảo các yếu tố tác động lẫn nhau một cách tốt nhất có lợi cho rễ cây hấp thu dinh dưỡng. - Bón cùng một lúc nhiều yếu tố dinh dưỡng, tránh được sự thiếu hụt quá mức một yếu tố dinh dưỡng nào đó hay làm xấu đi do không nắm vững nguyên tắc trộn phân.

Khuyết điểm

- Tỉ lệ chất dinh dưỡng cốđịnh nên không thoả mãn đầy đủ các loại cây trồng có yêu cầu dinh dưỡng khác nhau.

- Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỹ thuật bón phân

4.3. Phân bón lá

Là một loại phân gồm các chất dinh dưỡng hoà tan được trong nước. phân bón ở dạng lỏng hay tinh thể được phun lên lá để cây hấp thu qua lá. Phân bón lá có thể là các loại phân đơn N, P, K, Cu, Zn…. Hoặc hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng hay vi lượng ở dạng hoà tan trong nước. ngoài ra để nâng cao hiệu quả của phân bón lá, người ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng enzim.

Đây là 1 cách bón phân mới được dùng nhiều trong những năm gần đây, vì thường phân được bón vào đất và cây hấp thu qua rễ.

Các sản phẩm phân bón lá hiện nay trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Phân bón lá ở dạng bột hay dạng nước,chứa một loại phân đơn hay nhiều yếu tố.

Tác dụng của phân bón lá:

- Bón qua lá hiệu lực nhanh, cây sử dụng 95% chất dinh dưỡng. Qua nghiên cứu thực tế, người ta nhận thấy cây tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15─20 lần diện tích tán cây.

- Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung, bón thúc, đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây. - Cung cấp dinh dưỡng nhanh nhưng không thể thay thế toàn bộ phân bón qua đất.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá.

- Không phun phân bón lá vào lúc đất bị hạn, ẩm độ không khí thấp, vì dễ làm rụng lá. - Không phun phân bón lá vào lúc cây ra hoa và lúc trời nắng sẽ làm rụng hoa trái.

- Không phun phân khi trời sắp mưa vì nước mưa sẽ rửa trôi phân trên lá. Hoà loãng phân theo tỉ lệ ghi trên bao bì.

- Có thể tự chế lấy phân bón lá để dùng bằng cách pha loãng N, P, K rồi bổ sung các chất vi lượng mua ở các cửa hàng hoá chất. Cần dựa vào nhu cầu của đất đai, đặc điểm của đất để chọn thành phần phối trộn ở mức độ thích hợp.

4.4. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong phân bón.

Các loại phân bón bán trên thị trường phải có sự bảo đảm về loại và hàm lượng các chất dinh dưỡng. Các thông tin phải được in trên các bao bì phân bón. Hàm lượng nguyên chất của phân bón được diễn tả bằng phần trăm(%) theo thứ tự sau: N tổng số, Lân tan trong muối citrate (P2O5), và kali tan trong nước (K2O) được gọi là hàm lượng hữu dụng nguyên chất của phân bón. Theo thông lệ thì hàm lượng P và K được diễn tả dưới dạng oxide của nguyên tố. Do đó, khi 1 bao phân NPK có hàm lượng ghi là 4-8-12 thì phân đó có chứa 4%N tổng số, 8% P2O5 tan trong muối citrate, và 12% K2O tan trong nước. Vậy khi 1 bao 50kg loại phân NPK 4-8-12 này sẽ có chứa 2kg N, 4kg P2O5 và 6kg K2O.

Công thức:

Trọng lượng phân(kg) x chất dinh dưỡng(%) = trọng lượng chất dinh dưỡng nguyên chất (kg) 50kg x 0.02 = 2kgN

50kg x 0.08 = 4kg P2O5

50kg x 0.12 = 6kg K2O.

4.4.1. Tính lượng phân bón cần thiết để bón theo công thức phân được khuyến cáo

Các nghiệm thức bón phân trong những thí nghiệm thường được diễn tả bằng trọng lượng của các chất dinh dưỡng dưới dạng nguyên chất, và bón cho 1 hecta đất canh tác. Vì vậy, 1 nghiệm thức được khuyến cáo là 90-45-30 có nghĩa là 1 hecta đất canh tác sẽ được bón 90kgN, 45kg P2O5 và 30kg K2O.

Vậy cần bón bao nhiêu phân Ammonium sulfate để cung cấp đủ 90kgN?

Wt chất dinh dưỡng = wt phân x %chất dinh dưỡng/100 90kg = wt phân x 0.21

wt phân = 90kg/0.21 = 430kg phân SA.

Ghi chú: Các khuyến cáo về công thức bón phân cho cây trồng thường cũng được dùng dưới dạng như là các nghiệm thức bón phân trong thí nghiệm. Ví dụ, người nông dân được khuyến cáo là nên bón phân với công thức là 60-30-30 cho ruộng của ông ta, có nghĩa là ông ta phải bón 1 lượng phân cần thiết để cung cấp đủ 60kgN, 30kgP2O5 và 30kg K2O/ha. Nếu dùng phân Urea (46%N), super Lân đơn, và KCl thì ông ta phải mua khoảng 65kgUrea, 220kg OSP, 50kg KCl.

4.4.2. Pha trộn các loại phân đơn theo công thức định sẳn.

Trộn các loại phân đơn thường không được người nông dân thực hiện phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp việc trộn các loại phân đơn tại ruộng của nông dân là cần thiết. Việc trộn các loại phân đơn trước khi bón cần thiết khi cần bón cùng 1 lúc nhiều loại chất dinh dưỡng, khi mà 1 số loại phân có các tỉ lệ của các chất dinh dưỡng không phù hợp theo công thức bón được khuyến cáo hay khi các loại phân pha trộn sẳn không thể mua được.

Khi có các loại phân có chứa 2 hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thì khối lượng loại phân này phải được tính trước tiên. Xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong loại phân này, phần các chất dinh dưỡng này còn thiếu và các chất dinh dưỡng khác sẽđược bổ sung bằng các loại phân đơn.

Các loại phân hữu cơ được dùng để cải thiện tính chất của các loại phân pha trộn. Có thể trộn 5-10% phân hữu cơ trong tổng hổn hợp phân trộn.

Một loại phân trộn có thểđược thay thế bởi 1 loại phân khác có cùng tỉ lệ thì có thể chỉ cần hiệu chỉnh lại liều lượng bón.

Giả sử chúng ta có 1 khuyến cáo bón phân là dùng 4 bao phân (50kg/bao) phân 12- 12-12. Hãy tính khối lượng phân 10-10-10 để bón sao cho có tổng hàm lượng chất dinh dưỡng thoả mản theo yêu cầu của khuyến cáo là sử dụng phân 12-12-12.

Trong việc pha trộn các loại phân theo công thức định sẳn, có 1 sốđiểm cần lưu ý: - Khi trộn với nhau, phân không được đóng cục hay làm xấu đi tính chất vật lý của phân. - Khi trộn vào 1 loại phân thì không được làm giảm tính hữu dụng của bất kỳ thành

phần nào khác trong hổn hợp.

- Nếu có thể được nên trộn các loại phân có khả năng trung hoà độ chua dư thừa của các loại phân Đạm.

- Để trộn nồng độ % của các loại phân đúng, có thể trộn thêm các chất độn khác (như cát, sét…)

4.4.3. Bài tập mẫu

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)