Đặc điểm phân chuồng

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 29 - 30)

C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)

Bài 3 CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ

3.1.2. Đặc điểm phân chuồng

Là một loại phân chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng chậm tiêu và dễ tiêu. Vì phân chuồng là những chất mà cây hút từ đất lên thông qua sự tiêu hoá của gia súc lại trở về bón cho đất nên chứa đủ những yếu tố mà cây cần dùng. Ngoài ra trong phân chuồng còn chứa nhiều loại hợp chất có khả năng tác động tích cực đến dinh dưỡng của cây và hoạt động của vi sinh vật trong đất như auxin, B12…

Các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng dễ tiêu nhưng đồng thời cũng có những chất dự trữở dạng khó tiêu nhưng dưới tác động phân giải của vi sinh vật sẽ khoáng hoá dần cho cây sử dụng. Do đó bón phân chuồng dẫu có thừa cũng không đến nỗi tác hại, gây hiện tượng héo lá, xót rễ hay đổ lớp như phân vô cơ.

Đất được bón phân chuồng độ phì đất tăng lên, đất tơi xốp, cải tạo chế độ nước và không khí, dễ cày, tăng khả năng trao đổi cation, tỷ lệ keo đất tăng lên, tạo điều kiện cho đất có thể chịu đựng được những lượng phân hoá học cao và ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng.

Đối với những vùng lạnh, ít ánh sáng, bón phân chuồng nhờ vi sinh vật hoạt động mạnh, có khả năng tăng nhiệt độ, quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất sinh ra nhiều khí CO2 tăng cường khả năng quang hợp.

Tuy nhiên thành phần phân chuồng không ổn định, phụ thuộc vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân chuồng. Phân chuồng là một nguồn ô nhiễm môi trường sống của con người và gia súc. Phân chuồng có ẩm độ cao 75%, dinh dưỡng thấp, tốn công chuyên chở, bảo quản khó, tác dụng chậm.

Thành phần phân chuồng:

• Phân nguyên: thực vật chưa phân giải: xenlulo, hemixenlulo, lignin, protein, aminiaxit và lipit

• Nước phân: nước tiểu và nước rửa chuồng:

• Đạm trong nước phân ở 3 dạng: ure, axit uric, axit hyppulic

• Axit hữu cơ: axit benzoic, axit propionic

• Muối khoáng ở dạng cacbonat, axetat, sunphat, photphat

• Chất kích thích một dạng β indolacetic axit có khả năng kích thích rễ cây phát triển.

• Vitamin: C, B12

• Vi sinh vật

• Rác độn: muốn tăng số lượng và chất lượng phân chuồng, giữ cho phân chuồng sạch cần độn chuồng. Chất độn chuồng hút đạm NH3 và nước tiểu, giảm tỷ lệ mất đạm. Muốn rác độn hút nhiều nước, phải có những yêu cầu sau: khô và băm nhỏ; có khả năng hút nước và giữ nước tốt; hoai mục nhanh; tỷ lệ dinh dưỡng cao. Một số nguyên liệu độn chuồng như: rơm rạ, lúa mì, thân lá bắp, cỏ họ đậu, cỏ họ hoà thảo, bèo hoa dâu, thân lá muồng sợi, thân lá quỳ dại, mùn cưa, bã mía, vỏđậu phộng…

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)