C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)
3. Molipden (Mo):
6.3. Các loại phân bón và sử dụng phân bón có chứa kẽm.
Sulfate kẽm (ZnSO4) có chứa khoảng 35% kẽm, là nguồn phân kẽm phổ biến nhất, nhưng việc sử dụng các chelate kẽm ngày càng gia tăng. Các nguồn kẽm vô cơ đều có thể dùng làm phân bón do khả năng hoà tan cao của chúng trong đất.
Photpate kẽm [Zn3(PO4)2], mặc dù khả năng hoà tan kém hơn các loại kẽm oxid, hydroxide, hay cacbonate nhưng cũng có thể cung cấp kẽm hữu dụng cho cây trong một thời gian dài.
Liều lượng phân kẽm bón phụ thuộc vào loại cây trồng, loại phân, phương pháp bón và mức độ thiếu kẽm của đất. Thường bón từ 3 – 10lb/a với kẽm vô cơ và từ 0.5 – 2.0lb/a với chelate hay phân kẽm hữu cơ. Với hầu hết các loại cây trồng, 10kg/ha được khuyến cao bón cho đất sét và đất thịt và 3 – 5kg/ha đối với đất cát. Trong nhiều trường hợp, bón 10kg/ha có thể có hiệu quả trong vòng 3 – 5năm.
Sự di động của kẽm trong đất rất hạn chế, nên khi bón vãi phân kẽm phải vùi lấp đều trong đất. Tuy nhiên, bón theo hàng có hiệu quả hơn, đặc biệt là đất có sa cấu mịn và
đất có hàm lượng kẽm thấp. Hiệu quả của việc bón phân kẽm theo hàng có thể được gia tăng khi bón cùng với các loại phân đạm chua.
Phun các chelate và các hợp chất hữu cơ tự nhiên có chứa kẽm lên lá sẽ có hiệu quả hơn, như thế cây sẽ nhanh chóng phục hồi. Các loại phân kẽm có thể được dùng chung trong các loại phân dung dịch có nồng độ cao vì chúng có khả năng hoà tan cao. Các chelate như ZnEDTA di động có thể bón trực tiếp vào đất, tuy nhiên do giá thành cao nên hạn chế sử dụng.
Một số loại phân bón có chứa kẽm
Tên Công thức %Zn (gần đúng)
Zinc sulfate monohydrate ZnSO4.H2O 35
Oxid kẽm ZnO 78 Cacbonate kẽm ZnCO3 52 Photphate kẽm Zn3(PO4)2 51 Các chelate kẽm Na2ZnEDTA 14 NaZnNTA 13 NaZnHEDTA 9 Các chất hữu cơ tự nhiên 10 7. Coban (Co)