Phân bón mangan

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 26 - 27)

C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)

5.3.Phân bón mangan

3. Molipden (Mo):

5.3.Phân bón mangan

Sulphate mangan được sử dụng rộng rãi để chữa trị bệnh thiếu mangan và phân này có thể dùng bón vào đất hoặc phun lên lá. Ngoài nguồn phân bón vô cơ, các phức chất hữu cơ tự nhiên và các chelate mangan cũng có thểđược dùng để phu lên lá.

Mặc dù khả năng hoà tan của oxid mangan rất kém trong nước nhưng đấy là một loại phân bón tốt. Kích thước hạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón này, hạt càng mịn, hiệu quả càng cao. Liều lượng phân bón từ 1 – 25lb/a, nhưng khi bón vãi trên mặt ruộng có thể dùng liều lượng cao hơn, ngược lại, khi phun lên lá nên dùng lượng thấp. Bón phân mangan theo hàng thường có hiệu quả hơn là bón vãi đều trên mặt đất, và lượng bón theo hàng thường chỉ bằng ½ lượng bón vãi.

Tốc độ oxi hoá mangan trong phân thành các dạng ít hữu dụng hơn thường chậm nếu bón theo hàng. Đất hữu cơ có thể có nhu cầu bón phân mangan cao hơn đất khoáng. Trong thực tiễn, thường bón phân mangan kết hợp với các loại phân NPK.

Người ta khuyến cáo không nên bón vãi phân chelate mangan và các phức chất hữu cơ tự nhiên vì canxi hay sắt trong đất có thể thay thế mangan trong các chelate này và mangan tự do (gải phóng từ phân bón) dễ dàng bị biến đổi thành các dạng không hữu dụng. Và hàm lượng các phực canxi hay sắt hữu dạng cao có thể làm gia tăng sự thiếu mangan cho cây trồng. Sự thiếu mangan do bón vôi hay do pH cao gây ra có thể được khắc phục bằng cách sử dụng phân lưu huỳnh hay các loại phân chua khác.

Các loại phân bón có chứa mangan

Tên Công thức %Mn (gần đúng)

Manganese sulfate MnSO4.4H2O 26 – 28

Manganous oxid MnO 41 – 68

Manganese chloride MnCl2 17

Các phức chất hữu cơ tự nhiên 5 – 9 Các chelate tổng hợp MnEDTA – 12

6. Kẽm (Zn)

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 26 - 27)