C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)
Bài 3 CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ
3.4. Phân rác (còn gọi là phân compost)
Phân do ủ mục các dư thừa thực vật. Khi không có đủ lượng phân chuồng bón cho cây, người ta thường dùng những loại phân có đặc tính cung cấp chất mùn như phân chuồng. Đó là các loại phân chuồng nhân tạo từ rơm rạ, rác, các dư thừa thực vật được tạo ra do sự lên men biến các chất hữu cơ tạo thành chất mùn.
Khi ủ dư thừa thực vật sẽ: - Tăng tỷ lệ mùn, tỷ lệ N - Giảm mùi hôi
- Giảm tỷ số C/N.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất của thành phần phân rác.
Nguyên liệu để làm phân rác: 1 tấn rác, 20kg apatid, 30kg SA, 200kg phân chuồng
Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục)
Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây
Các chất gây men và phụ trợ như phân chuồng, vôi, phân lân, tro bếp, bùn
Điều kiện ủ:
─ Thoáng khí
─ pH trung tính hay hơi kiềm
─Ẩm độ 50 – 70% tương đương tỷ lệ rác/nước = 2/2.5
─ Nhiệt độ: trong thời gian hoai mục, sau 2 ngày nhiệt độ 600C, sau 3 ngày nhiệt độ 650C, sau 6 ngày đạt cực đại 750C và duy trì ở nhiệt độ này khoảng 5 – 6 ngày nữa. Từ 12 ngày nhiệt độ bắt đầu giảm dần đến 500C ─ 600C chứng tỏ sự hoai mục tốt.
Cách ủ:
Sau khi loại bỏ những vật liệu không phân giải được, rác được nghiền nhỏ và rải thành từng lớp dày 20 – 30cm, sau đó cho phân chuồng, apatid, vôi, nếu nguyên vật liệu ít dinh dưỡng có thể thêm 1%N. Tiếp tục xếp thành những lớp cao 1.5 – 2m, phải giữẩm.
Có 2 cách ủ là ủ dưới hố và ủ trên mặt đất. Cả 2 cách ủđều giống nhau, tuy nhiên, ủ dưới hố áp dụng cho những nơi khô ráo,địa hình cao, không bị ngập nước; ngược lại ủ trên mặt đất áp dụng ở những nơi có địa hình thấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa.