Mangan trong đất

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 25 - 26)

C. CÁC LOẠI PHÂN KHOÁNG VI LƯỢNG 1 Sắt (Fe)

5.2.Mangan trong đất

3. Molipden (Mo):

5.2.Mangan trong đất

Mangan tổng số trong đất biến thiên trong khoảng 20 – 3000ppm, trung bình khoảng 600ppm. Các loại đất trung tính và kiềm thường có hàm lượng mangan thấp, nhưng cây trồng không thiếu mangan. Hiện tượng thiếu mangan thường xảy ra trên các loại đất trung tính và kiềm có hàm lượng chất hữu cơ cao và trên các loại đất cát và đất than bùn nhưng bên dưới có tầng đá vôi. Các trường hợp đất thường xảy ra thiếu mangan là: - Đất than bùn có tầng hữu cơ mỏng, bên dưới là tầng đá vôi.

- Đất phù sa sét, thịt và đất đầm lầy có nguồn gốc mẫu chất là đá vôi - Đất đá vôi thoát thuỷ kém và có hàm lượng chất hữu cơ cao

- Đất đá vôi có sa cấu cát và đất chua mới cải tạo. - Đất đá vôi mới khai phá từđất đồng cỏ

- Đất vườn được bón phân hữu cơ và vôi thường xuyên.

- Đất khoáng chua có sa cấu cát, có hàm lượng mangan nguyên thuỷ thấp và mangan hữu dụng bị rửa trôi mạnh.

Các dạng mangan trong đất: mangan hiện diện trong đất dưới các dạng Mn2+ trong dung dịch, Mn2+ trao đổi, mangan liên kết với các chất hữu cơ và trong các loại khoáng có chứa mangan khác. Hàm lượng mangan trong dung dịch và trao đổi khoảng 2 – 3ppm và 0.2 – 5ppm có thể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng Mn cho hầu hết các loại cây trồng. Mangan trong dung dịch đất rất cao khi đất chua. Trong đất quá chua, khả năng hoà tan của Mn2+ cao có thể gây ngộđộc cho cây đối với các cây mẫn cảm với sự thừa mangan. Do có tính di động nên mangan dễ bị rửa trôi. Hiện tượng thiếu mangan thường xảy ra trên các loại đất khoáng thoát thuỷ kém. Bón vôi cho đất quá chua sẽ làm giảm Mn2+ trong dung dịch và Mn2+ trao đổi do sự kết tủa Mn2+ thành MnO2.

Lượng chứa mangan hoạt động ở trong đất đảm bảo dinh dưỡng mangan bình thường của cây khi pH <60. là khoảng 25mg/kg, khi pH 6.0 – 6.5 là 50mg/kg và khi pH > 6.5 là 70mg/kg. Nhu cầu của cây về phân mangan khi pH = 5.8 và cao hơn, dưới trị số pH đó thường bản thân đất đã thoả mãn hoàn toàn được nhu cầu về manggan. pH cao cũng làm tăng sự hình thành các mangan ít hữu dụng hơn. Đất kiềm có hàm lượng chất hữu cơ cao làm cho khả năng hữu dụng của mangan cũng có thể không hữu dụng do bị giữ trên các phức hữu cơ trong đất than bùn.

Bón phân chuồng, than bùn và những phân hữu cơ khác không chỉ làm cho đất giàu mangan vốn có trong phân mà còn làm tăng mức di động của mangan trong đất do tăng cường các qua trình khửở trong đất.

Một phần của tài liệu Bài giảng dinh dưỡng cây trồng (Trang 25 - 26)