Mối tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và chỉ số HOMA của nhóm bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết tương ở nam giới trên 70 tuổi có hội chứng chuyển hoá (Trang 59 - 60)

nhóm bệnh

Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin với chỉ số HOMA

Có mối tương quan nghịch giữa Osteocalcin với chỉ số HOMA (r = - 0,3993)

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim như: Đái tháo đường và tiền đái tháo đường, béo phì vùng bụng, tăng cholesterol và tăng huyết áp, tần suất mắc hội chứng chuyển hoá trong những năm gần đây đang gia tăng đột biến trên toàn cầu, một phần tư người trưởng thành trên thế giới có HCCH. Sự hiện diện của HCCH làm tăng tỷ lệ tử vong gấp 2 lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ lên gấp 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường lên gấp 5 lần.

Sinh bệnh học của HCCH rất phức tạp, vì vừa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng Insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như: bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay đổi nồng độ hormon…đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh [1].

Đái tháo đường type 2 là một trong những nguy cơ hàng đầu mà bệnh nhân bị HCCH dễ mắc phải. Trong nước và trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ĐTĐ type 2, HCCH với tình trạng loãng xương của bệnh nhân. Trong đó Osteocalcin được tiết ra bởi nguyên bào xương nó là thành phần quan trọng của quá trình khoáng hoá xương, là yếu tố tạo xương.

Osteocalcin sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp bệnh nhân bị HCCH hay ĐTĐ type 2, đó là điều cần phải bàn luận

4.1.1 Về độ tuổi và các chỉ số nhân trắc:

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết tương ở nam giới trên 70 tuổi có hội chứng chuyển hoá (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w