MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA OSTEOCALCIN HUYẾT TƯƠNG VỚI CÁC

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết tương ở nam giới trên 70 tuổi có hội chứng chuyển hoá (Trang 56 - 87)

CÁC THÀNH TỐ CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ THEO IDF (2005) 3.3.1. Mối tương quan giữa Osteocalcin và chỉ số vòng bụng ở nhóm bệnh

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và chỉ số vòng bụng

Có sự tương quan nghịch giữa Osteocalcin và vòng bụng của nhóm bệnh (r = - 0,353)

3.3.2. Mối tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và Glucose trên nhóm bệnh bệnh

Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và nồng độ Glucose

Có sự tương quan nghịch giữa Osteocalcin và Glucose nhóm bệnh (r = - 0,349).

3.3.3. Mối tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và Triglycerid trên nhóm bệnh

Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và Triglycerid

Có sự tương quan nghịch giữa Osteocalcin và Triglycerid của nhóm bệnh (r = - 0,307)

Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và HDL - C

Có sự tương quan thuận giữa Osteocalcin với HDL-C của nhóm bệnh (r = 0,463)

3.3.5. Mối tương quan giữa Osteocalcin với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của nhóm bệnh: tâm trương của nhóm bệnh:

Osteocalcin không tương quan với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

3.3.6. Phương trình hồi quy giữa Osteocalcin với Vòng bụng, Glucose, Triglycerid và HDL-C của nhóm bệnh Triglycerid và HDL-C của nhóm bệnh

Osteocalcin có tương quan với Vòng bụng, Glucose, Triglycerid và HDL-C nên ta có phương trình hồi quy giữa Osteocalcin với các biến đó như sau:

Y= 21,661 - 0,144 X1 - 0,172 X2. + 0.087 X3 + 7,806 X4 X1: Vòng bụng; X2: Triglycerid; X3: Glucose; X4: HDL-C

3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA OSTEOCALCIN HUYẾT TƯƠNG VỚI INSULIN VÀ CHỈ SỐ HOMA CỦA NHÓM HCCH VỚI INSULIN VÀ CHỈ SỐ HOMA CỦA NHÓM HCCH

Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin với Insulin

Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Osteocalcin với Insulin (r = - 0,4721)

3.4.2. Mối tương quan giữa nồng độ Osteocalcin và chỉ số HOMA của nhóm bệnh nhóm bệnh

Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa nồng độ Osteocalcin với chỉ số HOMA

Có mối tương quan nghịch giữa Osteocalcin với chỉ số HOMA (r = - 0,3993)

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim như: Đái tháo đường và tiền đái tháo đường, béo phì vùng bụng, tăng cholesterol và tăng huyết áp, tần suất mắc hội chứng chuyển hoá trong những năm gần đây đang gia tăng đột biến trên toàn cầu, một phần tư người trưởng thành trên thế giới có HCCH. Sự hiện diện của HCCH làm tăng tỷ lệ tử vong gấp 2 lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ lên gấp 3 lần, nguy cơ mắc đái tháo đường lên gấp 5 lần.

Sinh bệnh học của HCCH rất phức tạp, vì vừa bao gồm các yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ, tình trạng kháng Insulin lại vừa có những yếu tố độc lập như: bệnh lý phân tử ở gen, bệnh lý mạch máu, bệnh có nguồn gốc miễn dịch. Sự phối hợp của các yếu tố như tuổi, tình trạng dễ viêm nhiễm, sự thay đổi nồng độ hormon…đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh [1].

Đái tháo đường type 2 là một trong những nguy cơ hàng đầu mà bệnh nhân bị HCCH dễ mắc phải. Trong nước và trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ĐTĐ type 2, HCCH với tình trạng loãng xương của bệnh nhân. Trong đó Osteocalcin được tiết ra bởi nguyên bào xương nó là thành phần quan trọng của quá trình khoáng hoá xương, là yếu tố tạo xương.

Osteocalcin sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp bệnh nhân bị HCCH hay ĐTĐ type 2, đó là điều cần phải bàn luận

4.1.1 Về độ tuổi và các chỉ số nhân trắc:

4.1.1.1. Về độ tuổi

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ( Bảng 3.1) trên 50 bệnh nhân nam cao tuổi có HCCH, có tuổi trung bình là 79,68 ± 6,3098. Tuổi trung bình của

nhóm không bị HCCH là 77,64 ± 4,92 tuổi. Không có sự khác biệt giữa tuổi trung bình của nhóm có HCCH và nhóm không có HCCH ( p > 0,05 ).

Nghiên cứu của Yeap Bu B và cộng sự ( 2010 ) về sự giảm nồng độ Osteocalcin huyết tương của bệnh nhân nam giới có HCCH thì có độ tuổi trung bình của nhóm có HCCH là 76,3 ± 5,2 và nhóm không có HCCH là 76,5 ± 5,2. Không có sự khác biệt về tuổi giữa nhóm có HCCH và nhóm không có HCCH [59]

Nghiên cứu của Kindblom và cộng sự trên bệnh nhân nam có tuổi trung bình của nhóm có HCCH là 75,1 ± 3,3 tuổi và nhóm không có HCCH là 75,3 ± 3,2 tuổi. Hai nhóm tuổi này cũng không có sự khác biệt[33], vậy tuổi của nhóm có HCCH và nhóm không có HCCH của hai tác giả này có sự tương đồng tương tự như nghiên cứu của chúng tôi.

Chúng tôi nghiên cứu nồng độ Osteocalcin trên nam giới cao tuổi có HCCH vì đối với phụ nữ cao tuổi sau mãn kinh thường bị giảm nội tiết tố Estrogen, điều này dễ gây loãng xương và lại làm tăng nồng độ Osteocalcin như vậy nghiên cứu dễ bị nhiễu và kém chính xác.

4.1.1.2. Về các chỉ số nhân trắc của nhóm nghiên cứu

Theo nghiên cứu của chúng tôi ( bảng 3.2 ) khi so sánh chỉ số BMI của nhóm bệnh và nhóm chứng thì BMI của nhóm bệnh là 21,78 ± 1,24 và BMI của nhóm chứng là 21,07 ± 1,36. BMI của nhóm bệnh và nhóm chứng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05 ). Điều này là do nhóm bệnh và nhóm chứng của chúng tôi đều có BMI nằm trong khoảng bình thường nhiều hơn nhóm béo phì, thừa cân nên mặc dù nhóm bệnh có BMI lớn hơn nhóm chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh là 94,42 ± 2,84 cao hơn nhóm chứng rất rõ là 87,44 ± 2,99 (bảng 3.3).

Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên tiêu chuẩn HCCH theo IDF nên nhóm bệnh của chúng tôi 100% là có béo bụng (biểu đồ 3.1). Nghiên cứu của

Yeap Bu B và cộng sự (2010) trên 2765 đối tượng người Úc (797 người bị HCCH, 1968 người thuộc nhóm chứng) cùng nhóm tuổi với nghiên cứu của chúng tôi. Chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh là 106,80 ± 3,84 và chỉ số vòng bụng của nhóm chứng là 95,60 ± 2,99 có sự khác biệt về chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh và nhóm chứng [59].

Nghiên cứu của Alfadda Assim A và cộng sự (2013) trên nhóm người Ả Rập Xê Út có độ tuổi từ 50 - 55. Chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh là 104,50 ± 10,8 và chỉ số vòng bụng của nhóm chứng là 92 ± 12,25. Có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng [11].

Ta thấy chỉ số vòng bụng của tác giả Yeap Bu B và Alfadda Assim A khá tương đồng với nhau, đều cao hơn chỉ số vòng bụng của chúng tôi. Điều này có thể giải thích là do vấn đề về chủng tộc người Việt Nam nhỏ con và chiều cao hạn chế hơn. Qua ba nghiên cứu ta rút ra một kết luận chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh cao hơn của nhóm chứng điều này cũng dễ hiểu vì những bệnh nhân có HCCH thì lượng mỡ trong cơ thể sẽ cao hơn những người không có HCCH dẫn đến vòng bụng sẽ lớn hơn những người không bị HCCH.

4.1.2. Đặc điểm các chỉ số cận lâm sàng liên quan đến HCCH của nhóm nghiên cứu nghiên cứu

4.1.2.1. Nồng độ Glucose của nhóm chứng và nhóm bệnh

Nồng độ Glucose trên nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4): nhóm chứng 5,23 ± 0,48 mmol/L và nhóm bệnh là 7,85 ± 1,66 mmol/L có sự khác biệt về nồng độ Glucose của hai nhóm này (p < 0,01).

Nghiên cứu của Yeap Bu B (2010) cho kết quả nồng độ Glucose của nhóm chứng là 5,4 ± 0,6 mmol/L; của nhóm bệnh là 8,2 ± 2,4 mmol/L có sự khác biệt về nồng độ Glucose của nhóm chứng và nhóm bệnh (p < 0,01) [59] So với nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng đều có sự khác biệt về nồng độ Glucose giữa nhóm chứng và nhóm bệnh.

Nghiên cứu của Alfadda Assim A (2013) cho kết quả nồng độ Glucose của nhóm chứng là 5,1 ± 0,5 mmol/L; của nhóm bệnh là 7,1 ± 1,9 mmol/L có sự khác biệt về nồng độ Glucose của nhóm chứng và nhóm bệnh (p < 0,01) [11]. So với nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng đều có sự khác biệt về nồng độ Glucose giữa nhóm chứng và nhóm bệnh.

Vậy nồng độ Glucose ở nhóm có HCCH cao hơn nhóm không có HCCH, điều này được giải thích do người có HCCH thì lượng mỡ sẽ cao hơn người không có HCCH. Acid béo trong tuần hoàn được phóng thích từ khối mô mỡ lớn, acid béo tự do làm giảm sự nhạy cảm Insulin trong cơ, bằng sự ức chế hấp thu glucose vào tế bào bởi Insulin. Glucose máu tăng làm tăng sự bài tiết Insulin của tuỵ dẫn đến tăng Insulin máu. Acid béo tự do làm gia tăng sản xuất glucose, triglyceride và bài tiết VLDL. Hậu quả là giảm sự biến đổi glucose thành glycogen và sự tích luỹ triglyceride. Sau một thời gian dài sẽ dẫn đến kháng Insulin làm Insulin không tăng nữa, do đó Glucose sẽ tăng lên mà không có Insulin để điều hoà nồng độ Glucose.

4.1.2.2. Các chỉ số Biland Lipid của nhóm chứng và nhóm bệnh

Bảng 4.1. Bilan Lipid ở các nhóm nghiên của chúng tôi và các tác giả khác [33], [41]

Bilan Lipid Chúng tôi Kindblom Mi Zhou

Cholesterol Nhóm chứng 4,27 ± 0,57 5,5 ± 1,0 4,6 ± 0,8 Nhóm bệnh 6,39 ± 0,80 5,2 ± 1,2 4,8 ± 0,9 P < 0,01 < 0,01 < 0,05 Triglycerid Nhóm chứng 1,20 ± 0,48 1,4 ± 0,7 1,6 ± 0.6 Nhóm bệnh 3,38 ± 2,39 1,8 ± 1,1 1,8 ± 0,9 P < 0,01 < 0,01 < 0,01 HDL - C Nhóm chứng 1,51 ± 0,37 1,3 ± 0,4 1,1 ± 0,1 Nhóm bệnh 1,47 ± 0,43 1,1 ± 0,3 1,1 ± 0,2 P > 0,05 < 0,01 > 0,05 LDL - C Nhóm chứng 2,09 ± 0,54 3,6 ± 0,9 3,0 ± 0,7 Nhóm bệnh 3,55 ± 0,92 3,2 ± 1,0 3,1 ± 0,8 P < 0,01 < 0,01 > 0,05

Qua nghiên cứu của chúng tôi với Kindblom và Mi Zhou ta thấy đều có sự khác biệt giữa Cholesterol ở nhóm chứng và nhóm bệnh (Chúng tôi và Kindblom có kết quả p < 0,01, Mi Zhou p < 0,05). Triglycerid cũng có sự khác biệt ở nhóm chứng và nhóm bệnh với chúng tôi và hai tác giả trên (p < 0,01).

HDL - C ở nghiên cứu của chúng tôi và Mi Zhou cho kết quả giống nhau không có sự khác biệt ở nhóm chứng và nhóm bệnh (p > 0,05), nhưng với nghiên cứu của Kindblom thì có kết quả khác HDL - C có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm bệnh (p < 0,01 ).

Nghiên cứu của chúng tôi và Kindblom cho kết quả có sự khác biệt về LDL - C ở nhóm chứng và nhóm bệnh (p < 0,01), tuy nhiên theo Kindblom LDL-C nhóm bệnh lại thấp hơn nhóm chứng nhưng với nghiên cứu của Mi Zhou có kết quả không có sự khác biệt LDL - C ở nhóm chứng và nhóm bệnh.

Điều này cũng hợp lý, vì nhóm bệnh nhân có HCCH không phải luôn luôn có Cholesterol và LDL-C cao hơn người không có HCCH cũng như HDL-C phải thấp hơn người không có HCCH (theo tiêu chuẩn của IDF 2005).

4.1.2.3. Đặc điểm về chỉ số Insulin và chỉ số HOMA

Đối với chỉ số Insulin (bảng 3.5), chỉ số Insulin huyết thanh ở nhóm bệnh là 7,63 ± 4,99 µUI/mL và nhóm chứng là 8,81 ± 13,31 µUI/mL chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do nhóm đối tượng bị hội chứng chuyển hoá của chúng tôi đều có tăng Glucose máu và có thể đã bị ĐTĐ type 2 một thời gian dài nên Insulin không còn tăng cao nữa do đó chỉ số Insulin của nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt và đều nằm trong giới hạn bình thường.

Trong khi đó chỉ số HOMA theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7) ở nhóm bệnh là 2,46 ± 1,33 và ở nhóm chứng là 2,03 ± 2,87, nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê, điều này có thể giải thích là do ở nghiên cứu của chúng tôi nồng độ Glucose của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng mà chỉ số Insulin của nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt. Tương đồng với nghiên cứu của tác giả Kindblom và cộng sự (2009) có sự khác biệt về chỉ số HOMA ở nhóm bệnh và nhóm chứng.

4.1.3. Đặc điểm của nhóm bệnh theo các tiêu chuẩn của HCCH

4.1.3.1. Giá trị trung bình của các tiêu chuẩn của HCCH

Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân nam giới trên 70 tuổi có HCCH (bảng 3.8) chúng tôi có được vòng bụng trung bình là 94,42 ± 2,84 cm; huyết áp tâm thu trung bình là 142,10 ± 15,15 mmHg; huyết áp tâm trương trung bình là 92,60 ± 8,64 mmHg; nồng độ Glucose trung bình là 7,85 ± 1,66 mmol/L; nồng độ Triglycerid trung bình là 3,38 ± 2,39 mmol/L; nồng độ HDL-C trung bình là 1,47 ± 0,43 mmol/L.

Nghiên cứu của Phan Thị Phương Lan (2010) ở người bị HCCH tại BVTW Huế ghi nhận được vòng bụng trung bình là 94,24 ± 4,1 cm; huyết áp tâm thu trung bình là 145,88 ± 17,85 mmHg; huyết áp tâm trương trung bình là 84,22 ± 10,02 mmHg; nồng độ Glucose trung bình là 5,97 ± 2,08 mmol/L; nồng độ Triglycerid trung bình là 3,27 ± 1,64 mmol/L; nồng độ HDL-C trung bình là 1,11 ± 0,32 mmol/L. [5]

Nghiên cứu của Yeap Bu B và cộng sự (2010) ghi nhận được vòng bụng trung bình là 106,8 ± 3,84 cm; huyết áp tâm thu trung bình là 151,2 ± 4,20 mmHg; huyết áp tâm trương trung bình là 76,3 ± 4,3 mmHg; nồng độ Glucose trung bình là 6,22 ± 1,8 mmol/L; nồng độ Triglycerid trung bình là 1,78 ± 1,1 mmol/L; nồng độ HDL-C trung bình là 1,21 ± 0,5 mmol/L [59].

So với nghiên cứu của Phan Thị Phương Lan (2010) thì chỉ số trung bình của VB, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, Triglycerid khá tương

đồng với nhau. Chỉ số trung bình Glucose của Phan Thi Phương Lan (2010) khá thấp hơn nhiều so với chúng tôi (5,97 mmol/L so với 7,85mmol/L), chỉ số trung bình HDL-C của Phan Thị Phương Lan (2010) cũng thấp hơn so với chúng tôi (1,11 mmol/L so với 1,47 mmol/L ) [5].

So với nghiên cứu của Yeap Bu B và cộng sự các chỉ số trung bình của VB, huyết áp tâm thu, chúng tôi đều thấp hơn (94,42 cm so với 106,8; 142,1 mmHg so với 151,2). Nhưng chỉ số trung bình của Glucose, Triglycerid và HDL-C của chúng tôi lại cao hơn so với Kindblom và cộng sự (7,85 mmol/l so với 6,22mmol/l; 3,38 mmol/L so với 1,8 mmol/L; 1,47 mmol/L so với 1,11 mmol/L) [59].

4.1.3.2. Tần suất các tiêu chuẩn của HCCH ở nhóm bệnh

Để chẩn đoán HCCH người ta dựa vào tiêu chuẩn của WHO, ATPIII, AACE, IDF, nhưng nghiên cứu của chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn IDF.

Do nghiên cứu của chúng tôi dựa theo IDF nên tất cả bệnh nhân của chúng tôi 100% là có béo bụng. Bệnh nhân THA chiếm 84%, tăng Glucose 100%, tăng Triglycerid chiếm 82% và giảm HDL-C chiếm 22% (biểu đồ 3.1).

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trường (2013) trên 136 bệnh nhân nam có mắc HCCH theo IDF có được: 100% bệnh nhân có béo bụng, 88,4% có tăng huyết áp, 56,4% có tăng đường huyết, 66,5% có tăng Triglycerid và 62,5% có giảm HDL-C [8].

Nghiên cứu của Phan Thị Phương Lan (2010) trên 51 bệnh nhân nam mắc HCCH có được: 100% bệnh nhân có béo bụng, 85,5% có tăng huyết áp, 60,2% có tăng đường huyết, 91,7% có tăng Triglycerid và 54,6% giảm HDL-C [5].

Chúng tôi và hai tác giả này đều lấy bệnh nhân theo tiêu chuẩn của IDF nên 100% số bệnh nhân đều có béo bụng. Cả 3 nhóm bệnh này có tỷ lệ tăng huyết áp đều rất cao 84%, 88,4% và 85,5%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với các tác giả khác như Đinh Hữu Hùng, Huỳnh Thị Thuý Hằng và Nguyễn Văn Thảo. Nhưng theo nhiều nghiên cứu trên thế giới ở những bệnh nhân bị HCCH thì THA là yếu tố thường gặp nhất nhưng béo bụng lại chiếm tỷ lệ thấp nhất.

4.1.3.3. Các dạng kết hợp các thành tố của hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn của IDF của nhóm bệnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu nồng độ osteocalcin huyết tương ở nam giới trên 70 tuổi có hội chứng chuyển hoá (Trang 56 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w