VỚI BÉO PHÌ, SỰ ĐỀ KHÁNG INSULIN, TĂNG GLUCOSE MÁU
Trên thế giới có một số nghiên cứu về Osteocalcin
- Nghiên cứu của Jenny M.Kinblom trên đối 1010 nam giới cao tuổi ở Thuỵ Điển (857 đối tượng là nhóm chứng, 153 đối tượng bị ĐTĐ type 2) [33] nhận thấy như sau:
+ Osteocalcin huyết tương liên quan nghịch với khối mỡ và nồng độ Glucose ở những đối tượng đàn ông cao tuổi được nghiên cứu
+ Chỉ số BMI ở người có đái tháo đường type 2 cao hơn ở người không bị đái tháo đường.
+ Các chỉ số về mỡ ở người đái tháo đường type 2 cao hơn ở người không bị đái tháo đường.
+ Nồng độ Osteocalcin ở người bị đái tháo đường type 2 thấp hơn ở người không bị đái tháo đường.
Tóm lại, nồng độ osteocalcin huyết tương tỷ lệ nghịch với khối mỡ, chỉ số BMI, nồng độ glucose máu, kháng insulin
- Nghiên cứu của Qingqing Wang về mối quan hệ giữa nồng độ
Osteocalcin huyết tương và chuyển hóa glucose ở bệnh nhân ĐTĐ type 2
nhận thấy [46].
+ Nồng độ Osteocalcin có sự tương quan nghịch với nồng độ HBA1C và nồng độ glucose ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
+ Giảm nồng độ Osteocalcin thì càng làm tăng rối loạn chuyển hoá glucose, nhưng nó lại không liên quan đến sự đề kháng Insulin máu.
- Nghiên cứu của Mi Zhou ở trung quốc nghiên cứu trên cả đàn ông, phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ mãn kinh cho kết quả:
+ Phụ nữ mãn kinh có Osteocalcin cao hơn phụ nữ tiền mãn kinh và nam giới.
+ Cholesterol, đường máu đói, và Insulin có liên quan với Osteocalcin ở nam giới.
+ Tuổi và HBA1C có tương quan với Osteocalcin ở phụ nữ mãn kinh. + Tuổi, HBA1C và Triglycerid có tương quan với Osteocalcin ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Nghiên cứu của Yeap Bu B trên đối tượng cao tuổi 797 đối tượng bị HCCH và 1968 đối tượng làm nhóm chứng thì có kết quả [59]
+ Chỉ số BMI ở người có HCCH cao hơn ở người không có HCCH. + Các chỉ số Cholesterol, Triglycerid, vòng bụng ở nhóm người có HCCH cao hơn ở nhóm chứng.
+ Nồng độ Osteocalcin ở đối tượng có HCCH thấp hơn ở người không có HCCH.
Tóm lại, nồng độ osteocalcin huyết tương tỷ lệ nghịch với khối mỡ, chỉ số BMI, nồng độ glucose máu, kháng insulin
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh: Các bệnh nhân nam trên 70 tuổi đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Huế được chẩn đoán bị Hội chứng chuyển hoá.
- Nhóm đối chứng: Các nam giới trên 70 tuổi không bị hội chứng chuyển hoá đến kiểm tra sức khoẻ tại phòng khám Nội của bệnh viện trung ương Huế.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chọn các bệnh nhân nam trên 70 tuổi được chẩn đoán Hội chứng chuyển hoá làm nhóm bệnh và các nam giới trên 70 tuổi không bị hội chứng chuyển hoá làm nhóm đối chứng
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những trường hợp đối tượng nghiên cứu bị bệnh lý về xương - Bị nhiễm trùng cấp và mạn tính.
- Có bệnh tự miễn như Lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm đại tràng xuất huyết…
- Các bệnh lý ác tính như ung thư…
- Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp.
- Sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid hoặc corticoid. - Sử dụng thuốc làm tăng đường huyết.
- Sử dụng thuốc làm rối loạn lipid máu. - Bệnh nhân không hợp tác nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện. Bao gồm:
50 nam giới trên 70 tuổi có mắc Hội chứng chuyển hoá 50 nam giới trên 70 tuổi không mắc Hội chứng chuyển hoá
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Nhóm có HCCH
Đàn ông > 70 tuổi đến khám tại BVTW Huế
Thu thập dữ liệu Lấy máu tĩnh mạch lúc đói
Đo vòng bụng, vòng mông, cân nặng, chiều cao. Xét nghiệm glucose, bilan lipid
Nhóm không có HCCH
Số đo vòng bụng Chỉ số BMI Chỉ số huyết áp Bilan lipid máu Insulin huyết thanh Osteocalcin huyết tương Chỉ số HOMA
2.2.3. Các bước tiến hành
Các bước tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định nhóm đối tượng nghiên cứu dựa theo các tiêu chuẩn chọn như trên.
- Ghi nhận các thông tin hành chính gồm tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp. - Hỏi tiền sử: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường…
- Hỏi về các thói quen: vận động, ăn uống
- Đo các chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông; đo huyết áp.
- Định lượng các thông số sinh hoá: Glucose, Insulin, bilan lipid, osteocalcin trong huyết tương.
2.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hoá
Nghiên cứu của chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của IDF
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo IDF 2009 [60]
Khi có béo bụng kết hợp với 2 trong 4 thành tố còn lại: (Béo bụng: Vòng eo: > 90 cm (nam) và > 80 cm (nữ)) Huyết áp > 130/85 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp
Giảm HDL-C Nam < 40 mg/dl (1,03 mmol/L) Nữ <50 mg/dl (1,29mmol/L) hoặc đang dung thuốc điều trị đặc hiệu
Triglycerid > 150 mg/dl (1,7 mmol/L) hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu Glucose máu lúc đói ≥ 100mg/dl (≥ 5,5 mmol/l) hoặc tiền sử có ĐTĐ type 2
2.2.5. Cách xác định các biến số nghiên cứu
2.2.5.1. Nhóm tuổi: > 70 tuổi2.2.5.2. Tính chỉ số khối cơ thể 2.2.5.2. Tính chỉ số khối cơ thể
- Cân nặng: Sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ.
Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.
- Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.
- Tính chỉ số khối cơ thể:
BMI = Cân nặng(kg)/ Chiều cao(m)2
Chỉ tiêu phân loại béo phì dựa vào khuyến nghị của cơ quan khu vực Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghiên cứu béo phì Quốc tế phối hợp với Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường quốc tế (IDI).
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì cho người Châu Á trưởng thành [17]
Phân loại BMI ( kg/m2)
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 - 22,9 Thừa cân 23 - 24,9 Béo phì độ I 25 - 29,9 Béo phì độ II ≥30
Đánh giá nguy cơ béo phì còn cần phải xem sự phân bố mỡ đặc biệt ở bụng và nội tạng theo chỉ số vòng bụng/mông
2.2.5.3. Đo vòng bụng, vòng mông:
chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân thở ra nhẹ, tránh co cơ. + Vòng bụng: Đo ngang qua rốn và điểm cong nhất của cột sống thắt lưng. + Vòng mông: Đo ngang qua 2 điểm nhô của hai mấu chuyển lớn. - Tính chỉ số B/M:
B/M = Vòng bụng (cm)/Vòng mông (cm)
- Xác định chỉ số vòng bụng/vòng mông bệnh lý theo tiêu chuẩn ở nam giới ≥ 90cm, ở nữ giới ≥ 80cm.
2.2.5.4. Đo huyết áp
+ Sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Bệnh nhân được đo huyết áp động mạch cánh tay ở tư thế nằm. Trước khi đo bệnh nhân được nghỉ 15 phút, không dùng thuốc ảnh hưởng huyết áp.
Bảng 2.3. Phân loại tăng huyết áp theo WHO/ISH - 2003 [28] Phân loại Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg)
Tối ưu < 120 < 80 Bình thường < 130 < 85 Bình thường cao 130 - 139 85 - 89 Tăng HA nhẹ (độ 1) 140 - 159 90 - 99 Tăng HA trung bình (độ 2) 160 - 179 100 - 109 Tăng HA nặng (độ 3) ≥ 180 ≥ 110 Tăng HA tâm thu đơn độc* ≥ 140 < 90
+ Khi huyết áp tâm thu và tâm trương của bệnh nhân rơi vào các nhóm khác nhau, phân loại áp dụng cho nhóm nào có độ cao hơn.
+ Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được phân loại đựa vào huyết áp tâm thu, ví dụ 166/85 là giai đoạn 2.
* Còn phân ra tăng huyết áp giới hạn, tăng huyết áp tâm thu giới hạn.
Bảng 2.4. Phân độ HA theo WHO/ISH - 2004 [28]
Huyết áp Độ 1 Độ 2 Độ 3
Tâm thu (mmHg) 140 - 159 160 - 179 ≥ 180 Tâm trương (mmHg) 90 - 99 100 - 109 ≥ 110
2.2.5.5. Xác định một số thói quen
- Thói quen uống rượu: Được coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥ 50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.
- Thói quen hút thuốc lá: Là người hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày.
- Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp.
2.2.5.6. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm Glucose, Insulin, Osteocalcin. - Xét nghiệm bilan lipid
+ Cholesterol + Triglycerid
+ HDL - Cholesterol + LDL- Cholesterol
2.2.6. Kỹ thuật định lượng
2.2.6.1. Osteocalcin huyết tương và Insulin
Xét nghiệm Osteocalcin và Insulin được tiến hành làm trên máy Cobas 6000 e601.
Nguyên tắc: Cả hai xét nghiệm đều làm theo nguyên lý bắt cặp:
- Hai kháng thể đơn dòng đặc hiệu một được đánh dấu bởi biotin và một được đánh dấu bởi ruthenium phản ứng với nhau tạo thành phức hợp bắt cặp.
- Thời kỳ ủ thứ hai: Sau khi thêm các vi hạt phủ streptavidin, phức hợp miễn dich trên trở nên gắn kết với pha rắn thông qua sự tương tác giữa biotin và streptavidin
- Hỗn hợp phản ứng được chuyển tới buồng đo, ở đó các vi hạt đối từ được bắt giữ trên bề mặt của điện cực. Những thành phần không gắn kết sẽ
bị thải ra ngoài buồng đo bởi dung dich procell.M. Cho điện áp vào điện cực sẽ tạo nên sự phát quang hoá học được đo bằng bộ khuếch đại quang tử. (Xem hình 2.1.)
Bảng 2.5. Giá trị của Ostecalcin [48]
Phụ nữ khoẻ mạnh
Tiền mãn kinh, > 20 tuổi 11 - 43 ng/mL Sau mãn kinh 15 - 46 ng/mL Bệnh nhân loãng xương 13 - 48 ng/mL
Đàn ông khoẻ mạnh
18 - 30 tuổi 24 - 70 ng/mL > 30 - 50 tuổi 14 - 42 ng/mL > 50 - 70 tuổi 14 - 46 ng/mL Giá trị bình thường của Insulin: 2,6 - 24,9 µUI/ml
Hình 2.1. Nguyên tắc định lượng Osteocalcin và Insulin
Các kết quả được xác định thông qua đường chuẩn của máy.
PHẢN ỨNG BẮT CẶP BƯỚC 1 BƯỚC 2 PHÁT QUANG ĐIỆN CỰC NỒNG ĐỘ TÍN HIỆU ÁNH SÁNG KHÁNG THỂ KHÁNG A ĐƯỢC BIOTIN HÓA
KHÁNG THỂ KHÁNG A
ĐƯỢC BIOTIN HÓA VI HẠT PHỦ STREPTAVIDIN VI HẠT PHỦ STREPTAVIDIN KHÁNG THỂ KHÁNG A ĐƯỢC RUTHENIUM HÓA KHÁNG THỂ KHÁNG A ĐƯỢC RUTHENIUM HÓA MẪU A MẪU A
2.2.6.2. Định lượng Glucose huyết tương
Phương pháp so màu dùng enzyme với xúc tác của hexokinase.
Hexokinase xúc tác phản ứng giữa glucose với ATP để tạo thành glucose-6-phosphate.
Glucose + ATP →HK G-6-P + ADP
Glucose-6-phosphate dehydrogenase oxy hoá glucose-6-phosphate với sự có mặt của NADP+ để tạo thành gluconate-6-phosphate và NADPH và ion H+. Sự hình thành H+ trong phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ glucose đo được.
G-6-P + NADP + →G 6 PDH− − gluconate-6-P + NADPH + H+
Bảng 2.6. Giá trị của Glucose [54]
Glucose Đánh giá
< 5,6 mmol/l Bình thường
5,6 - 7,0 mmol/l Tiền đái tháo đường ≥ 7,0 mmol/l Đái tháo đường
2.2.6.3. Định lượng Cholesterol toàn phần
Cholesterol được đo trên máy Olympus 640, nó được đo theo phương pháp so màu dùng enzyme.. Qua nhiều phản ứng, cuối cùng tạo thành phức hợp màu đỏ quinoneimine,và được đo tại bước sóng 540/600 nm
Cholesterol esters được tách ra bởi tác dụng của cholesterol esterase để tạo thành cholesterol tự do và acid béo. Sau đó cholesterol oxidase xúc tác quá trình oxy hoá Cholesterol để tạo thành cholest-4-en-3-one và hydrogen peroxide. Các peroxidase xúc tác phản ứng của hydrogen peroxide với 4-aminophenazone và phenol để tạo thành một dung dịch màu đỏ quinone-imine.
CE
Cholesterol + O2 Anti human− −β Lipoprotein antibody→cholest-4-en-3-one + H2O2
2H2O2 + 4-AAP + phenol POD→ quino-imine + 4H2O (Màu đỏ hồng)
Đậm độ màu của quino-imine tỷ lệ thuận với nồng độ cholesterol. Nó được xác định bằng cách đo độ tăng hấp thụ.
Bảng 2.7. Giá trị của Cholesterol [54]
< 5,2 mmol / L (200 mg / dL) Bình thường 5,2 - 6,2 mmol / L (200-239 mg / dL) Cận cao ≥ 6,2 mmol / L (240 mg / dL) Cao
2.2.6.4. Định lượng Triglycerid huyết tương
Triglycerid được đo trên máy Olympus 640, nó được đo theo phương pháp so màu dùng enzyme, phương pháp này dựa trên một loạt các phản ứng enzym xảy ra nhanh chóng, sau cùng tạo nên phức hợp màu, được đọc tại bước sóng 660/800nm. Sự gia tăng tính hấp thụ của phức hợp màu tỷ lệ thuận với nồng độ triglyceride.
Triglycerides + 3 H2O →Lipase Glycerol + 3 axit béo Glycerol + ATP →GK,MG2+ Glycerol - 3 - phosphate + ADP
Glycerol - 3 - phosphate + O2 GOP→Dihydroxyacetone phosphate + H2O2
H2O2 + 4 - AAP + phenol POD→ Đỏ Quinon + OH- + 3 H2O (đỏ hồng)
Adenosine triphosphate (ATP), glycerol kinase (GK), glycerol phosphate oxidase (GPO), hydrogen peroxide (H2O2), peroxidase (POD).
Bảng 2.8. Giá trị của Triglycerid [54]
Bình thường < 1,70 mmol / L (150 mg / dL)
Cận cao 1,70 - 2,25 mmol / L (150-199 mg / dL) Cao 2,26 - 5,64 mmol / L (200-499 mg / dL) Rất cao ≥ 5,65 mmol / L (500 mg / dL)
2.2.6.5. Định lượng LDL- Cholesterol (Cholesterol tỉ trọng thấp)
LDL-C được đo trên máy Olympus 640, được đo theo phương pháp so màu dùng enzyme. Phương pháp:
Pha 1: Tách LDL-Cholesterol ra khỏi phức hợp HDL, VLDL, Chylomicron nhờ CHE và CHO.
Pha 2: LDL sẽ phản ứng với CHO/PAP.
Nguyên tắc phản ứng: Phase R2
2 LDL-Cho + 2 H2O+ 2 O2 →CHE và CHO 2 Cholest-4 en-3 one + 2Acid béo + 2 H2O2
2 H2O2 + 4-AA + phenol POD→ đỏ phenol + 3 H2O Trong đó 4-AA: 4-Aminoantipyrin
Bảng 2.9. Giá trị của LDL-C [54]
Nồng độ Ý nghĩa
<2,6 mmol/L Tối ưu (Optimal) 2,6 - 3,3 mmo/L Gần tối ưu
3,4 - 4,1 mmo/L Cận biên cao 4,1 - 4,9 mmo/L Cao
> 4,9 mmo/L Rất cao
HDL-C được đo trên máy Olympus 640, nó được đo theo phương pháp so màu dùng enzyme. Phương pháp:
Kháng thể kháng beta-lipoprotein người trong R1 gắn với các lipoprotein khác HDL (LDL,VLDL,và Chylomicrons). Phức hợp kháng nguyên-kháng thể tạo thành ngăn chặn các hoạt động của enzyme khi thuốc thử được thêm vào. HDL được xác định bởi sự hiện diện của một hệ thống enzyme tạo màu.
LDL,VLDL,và Chylomicrons Anti human− −β Lipoproteinantibody→ Phức hợp KN-KT HDL + H2O + O2 →CHE và CHO Cholest-4 en-3 one + Acid béo+ H2O2
2 H2O2 + 4-AA + phenol POD→ đỏ hồng + F- + 2 H2O Trong đó CHE: cholesterol esterase, CHO: oxidase cholesterol, POD: peroxidase, H2O2: hydrogen peroxide, 4-AA: 4-Aminoantipyrine, F-DAOS: N-Ethyl-N-(2-hydroxy-3-sulphopropyl)-3.5-dimethoxy-4-fluoroaniline.
Giá trị bình thường của HDL-C: 0,9 - 2,00mmol/l
2.2.6.7. Tính chỉ số HOMA ( chỉ số kháng Insulin )
HOMA = [ insulin ( mUI/mL) x glucose ( mmol/L)] / 22,5
2.2.7. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học theo chương trình Medcalc 12.5.
2.2.7.1. So sánh hai biến và tìm sự khác biệt
- So sánh sự khác biệt của hai biến có phân phối chuẩn ta dùng lệnh :Independent Sample t test
- So sánh sự khác biệt của hai biến không phân phối chuẩn ta dùng lệnh sau: Mann-Whitney test
- Đánh giá:
p > 0,05: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p < 0,05: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
p < 0,01: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê p < 0,001: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rất lớn.