Quản trị chi phí khác.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu aprocimex (Trang 88 - 91)

I Các khoản phải thu dài hạn

CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU APROCIMEX.

3.2.4. Quản trị chi phí khác.

Trong năm 2011, khoản chi phí khác của doanh nghiệp tăng lên cao, tăng hơn 660,7% so với năm 2010. Theo tìm hiểu thì nguyên nhân của việc này là do doanh nghiệp có một số đơn đặt hàng với số lượng lớn, song, do một số vấn đề thì các đơn hàng đó không được thực hiện theo đúng yêu cầu nên bị phạt. Đồng thời, chi phí cho việc tiếp khách, hội họp của doanh nghiệp

cũng tăng cao hơn so với năm 2010. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau.

-Nghiên cứu kỹ các đơn hàng trước khi ký kết hợp đồng. Xem xét giá cả, các điều khoản trong hợp đồng, tránh việc hợp đồng đã ký kết song lại không được thực hiện đúng theo hợp đồng làm cho doanh nghiệp bị phạt do vi phạm hợp đồng, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

-Lập định mức cho các khoản chi phí tiếp khách, hội họp. Tính toán cẩn thận sao cho tránh tình trạng các khoản chi phí này tăng quá cao gây lãng phí không cần thiết.

Chi phí khác là một bộ phận gồm nhiều loại chi phí khác nhau phát sinh bất thường, đột xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để quản lý loại chi phí này một cách triệt để và phù hợp thì doanh nghiệp nên có sự điều chỉnh sao cho hợp lý với từng hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2.5.Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi các khoản nợ.

Trong năm 2011, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh, thanh toán tức thời và thanh toán lãi vay đều giảm so với năm 2010. Mặc dù, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn dến hạn, song hệ số khả năng thanh toán tức thời là hệ số thanh toán lãi vay lại sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2011. Do đó, để giảm thiểu rủi ro thì công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau.

*Đối với các khoản nợ phải thu.

Thứ nhất Phân tích khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là công tác khá quan trọng quyết định đến việc các khoản nợ có thể được thu hồi hay không. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, việc đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác và doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của doanh nghiệp mình là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các khoản nợ đó có khả

năng thu hồi không? Có trả đúng hạn không? Có khả năng trở thành các khoản nợ khó đòi không? Để trả lời cho các câu hỏi đó thì doanh nghiệp cần nắm rõ khả năng thanh toán của đối tác, bạn hàng.

Thứ hai Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng công ty cần đưa ra thảo luận và thống nhất các điều khoản về việc thanh toán với khách hàng như: quy định rõ thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán, điều khoản vi phạm hợp đồng... một cách cụ thể. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường và thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.

Thứ ba Công ty nên có chính sách tín dụng hợp lý đối với khách hàng để nâng cao hơn nữa tốc độ thu hồi nợ như: chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán đối với hợp đồng có giá trị lớn, khách hàng thường xuyên và khách hàng thanh toán tiền sớm. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng nếu có vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng.

Thứ tư Công ty cần phải đề ra những biện pháp đối với những khách hàng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đã được gia hạn thanh toán mà chưa thanh toán được. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán, trả lại hàng hóa đã mua thì doanh nghiệp phải có hình thức xử phạt nhất định.

Thứ năm Bên cạnh đó công ty cần lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng này sẽ đảm bảo cho công ty tránh được rủi ro khi không thu hồi được các khoản phải thu đến hạn, tránh những khó khăn về tài chính của công ty.

Cùng với việc đôn đốc thu hồi nợ, công ty cần phải lưu ý đến việc thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn. Nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chiếm 80,36% vào cuối năm 2011. Nợ phải trả là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh toán các khoản nợ của mình nhằm đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấo cũng như với các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tận dụng xin gia hạn nợ để tăng thời gian chiếm dụng vốn.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu aprocimex (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w