I Các khoản phải thu dài hạn
1 Tài sản ngắn hạn Đồng
2.2.2.3. Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty.
2.2.2.3.1.Về tình hình hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào,mức tiêu thụ sản phẩm…
Bảng 2.14. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%) I II III IV V = III - IV VI = V / IV 1.Giá vốn hàng bán Đồng 744,443,976,411 467,225,081,124 277,218,895,287 59.33% 2.Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Đồng 43,741,342,124 21,063,172,879 22,678,169,245 107.67% 3.Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Đồng 88,105,939,561 43,741,342,124 44,364,597,437 101.42% 4.Trị giá hàng tồn kho bình quân (4)=((2)+(3))/2 Đồng 65923640843 32402257502 33,521,383,341 103.45% 5.Số vòng quay hàng tồn kho (5)=(1)/(4) Vòng 11.29 14.42 -3.13 -21.69% 6.Số ngày một vòng quay HTK (6)= 360/(5) Ngày 31.88 24.97 6.91 27.69%
Qua bảng phân tích 2.14 về tình hình luân chuyển hàng tồn kho, ta có một số nhận định sau.
Nếu như năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho là 14,42 vòng, tương ứng với đó là kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 24,97 vòng thì đến năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho lúc này là 11,29 vòng, tương ứng với đó kỳ luân chuyển là 31,88 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 giảm 3,13 vòng , tương ứng với mức giảm 21,69% điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp là chưa tốt.
Sở dĩ số vòng quay hàng tồn kho giảm như vậy là do tốc độ tăng của giá vốn (là 59,33%) chậm hơn tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho bình quân (là 103,45%). Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho tăng lên khá nhiều, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm 2011, tăng 101,42% so với lúc đầu năm. Theo tìm
hiểu thì lượng hàng tồn kho này là do doanh nghiệp dự đoán vào tình hình kinh doanh sáng sủa vào năm sau. Đặc biệt một số mặt hàng mới nhập của công ty như Bột cá Cà Mau, Bột thịt xương Úc... có tín hiệu tích cực từ thị trường, đồng thời nhu cầu về các sản phẩm nông sản năm 2012 được các chuyên gia dự báo là sẽ tăng nên APROCIMEX đã lên kế hoạch tích trữ để đảm bảo cho nguồn cung thông suốt. Bên cạnh đó, năm 2012, doanh nghiệp có được nhiều đơn hàng mới đặc biệt là trong quý đầu năm 2012 nên việc tích trữ hàng hóa là dễ hiểu. Thế nhưng vấn đề được đặt ra là lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ tác động nhiều mặt đến công tác quản lý hàng tồn kho của công ty. Cụ thể như, chi phí lưu kho và chi phí bảo quản hàng hóa của công ty trong khi chờ xuất hàng tăng lên, nếu không có các biện pháp xử lí nhanh và có kế hoạch sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó, việc hàng tồn kho cuối năm quá nhiều sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Như vậy, việc vòng quay hàng tồn kho giảm làm kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng được đánh giá là khiếm khuyết của doanh nghiệp trong công tác quản lý hàng tồn kho. Do vậy, trong năm tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hàng tồn kho, công ty cần hoàn thiện các đơn hàng đúng thời điểm nhằm giảm các chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản… cùng với đó là làm cho vốn của công ty không bị ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh mà không cần phải huy động nguồn vốn vay bên ngoài quá nhiều gây mất khả năng thanh toán.
2.2.2.3.2.Tình hình quản lý các khoản nợ phải thu.
Bảng 2.15. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU
Giá trị
Tỷ lệ (%)
I II III IV V = III - IV VI=V/IV
1.DTT về BH & CCDV Đồng 803,338,832,91 2 501,905,799,66 4 301,433,033,24 8 60.06% 2.Khoản phải thu
đầu kỳ Đồng 90,839,947,876 48,510,510,210 42,329,437,666 87.26% 3.Khoản phải thu
cuối kỳ Đồng 65,650,037,572 90,839,947,876 -25,189,910,304 -27.73% 4.Khoản phải thu
bình quân
(4) =((3)+(2))/2 Đồng 78244992724 69675229043 8,569,763,681 12.30% 5.Số vòng quay các
khoản phải thu (5)=(1)*1,05 /(4)
Vòng 10.78 7.56 3.22 42.59% 6.Kỳ thu tiền trung
bình
(6)= 360/ (5)
Ngày 33.39 47.61 -14.22 -29.86%
(Nguồn Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011-2010)
Theo số liệu tính toán trên bảng 2.15 ta có một số nhận định sau.
Số vòng quay các khoản phải thu năm 2010 là 7,56 vòng, tương ứng là kỳ thu tiền trung bình là 47,51 ngày. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 là 10,78 vòng, tương ứng là kỳ thu tiền trung bình là 33,39 ngày. Như vậy, số vòng quay các khoản phải thu cuối năm 2011 tăng 3,22 vòng, tương ứng tăng 42,59%. Đây là dấu hiệu tốt.
Nguyên nhân của việc vòng quay các khoản phải thu giảm đi với mức độ cao như vậy là do doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng cao trong khi đó, Các khoản phải thu bình quân cũng tăng nhưng tốc độ không bằng. Cụ thể, Doanh thu tuần tăng 301,433,033,248 đồng, tương ứng với mức tăng 60,06%, còn các khoản phải thu bình quân cũng tăng nhưng ít hơn, tăng 8,569,763,681 đồng, tương ứng với mức tăng 12,3%. Nguyên nhân cụ thể của vấn đề này đã từng được cập nhật ở trên, là do doanh nghiệp có mức độ tiêu thụ sản phẩm
tốt. Một số mặt hàng mới như Bột cá Cà Mau, Bột thịt xương ngoại nhập, phụ gia sản xuất thức ăn chăn nuôi... có tín hiệu tích cực từ phía các bạn hàng là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi uy tín nên doanh thu tăng mạnh và cũng như các khoản phải thu giảm. Điều này cho thấy tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp APROCIMEX trong giai đoạn này là khá tốt.
Từ kết quả trên ta thấy, tốc độ luân chuyển khoản phải thu là có xu hướng tăng lên, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn tốt, vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng bởi các doanh nghiệp khác chiếm dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp cũng nên xem xét việc cấp tín dụng thương mại cho các bạn hàng lâu năm để có thể duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa doanh thu tiêu thụ.
2.2.2.3.3.Hiệu suất sử dụng vốn.