I Các khoản phải thu dài hạn
1 Nợ phải trả Đồng 38,247,820,552 28,739,464,05
6 9,508,356,49 6 7.39% 2 Vốn chủ sở hữu Đồng 33,798,113,945 34,619,959,815 -821,845,870 -2.37% 3 Tổng nguồn vốn Đồng 172,045,934,497 163,359,423,87 1 8,686,510,62 6 5.32% 4 Hệ số nợ (4)=(1)/(3) 0.80 0.79 0.02 1.96% 5 Hệ số VCSH (5)=(2)/(3) 0.20 0.21 -0.02 -7.30% 6 Tỷ suất nợ trên VCSH (6)=(1)/(2) 4.09 3.72 0.37 10.00% Hệ số nợ
Cuối năm 2010, hệ số nợ là 0,79 nghĩa là cứ 100 đồng vốn thì có 79 đồng là vốn vay. Đến cuối năm 2011, hệ số nợ là 0,80 nghĩa là cứ 100 đông vốn thì có 80 đồng là vốn vay. Hệ số nợ tăng 1,96% so với đầu năm 2011. Nguyên nhân của hệ số nợ tăng lên là do tốc độ tăng của nợ phải trả thì cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 9,508,356,496 đồng, tương ứng với mức tăng 7,39%. Nợ phải trả của doanh nghiệp tăng cao do doanh nghiệp trong năm tăng cường sử dụng vốn vay để mở rộng quy mô kinh doanh do nguồn vốn chủ không đủ đáp ứng. Vốn vay tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên mà chủ yếu là do khỏan vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh (năm 2011, vay và nợ ngắn hạn tăng 32,602,269,984 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 32,71%). Trong khi đó, tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chỉ ở mức 5,32%, số tuyệt đối là 8,686,510,626 đồng. Hệ số nợ
tăng lên đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính của doanh nghịêp tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính góp phần tăng cao lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn có 2 mặt. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp quản lí và sử dụng vốn vay tốt, hay nói khác đi là sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả thì sẽ làm khuyếch đại vốn chủ. Nhưng thứ hai, sử dụng đòn bẩy tài chính đồng nghĩa với việc làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nếu vay quá nhiều có thể dẫ đến mất khả năng chi trả. Và thưc tế năm 2011 cho thấy, chi phí lãi vay quá cao , mặc dù doanh nghiệp có doanh thu tăng đáng kể, song vẫn làm giảm sút lợi nhuận của doanh nghiệp đi khá nhiều. Do đó, trong năm tới, doanh nghiệp cần phải cân nhắc hơn nữa việc sử dụng vốn vay thế nào cho hiệu quả cũng như là cơ cấu vốn hợp lý để tạo hiệu quả cao nhất.
Hệ số vốn chủ sở hữu.
Hệ số vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu ngược lại của chỉ tiêu hệ số nợ. Hệ số này cho ta biết mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp trong năm ra sao.
Đầu năm 2011, hệ số vốn chủ sở hữu là 0.21 nghĩa là trong 100 đồng vốn của daonh nghịêp thì có 21 đồng là vốn chủ sở hữu. Đến cuối năm 2011, hệ số vốn chủ sở hữu là 0.20 nghĩa là trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp thì có 20 đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số này giảm đi vào cuối năm bởi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm 821,845,870 đồng, tương ứng với mức giảm 2,37%, trong khi đó, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp lại tăng lên 8,686,510,626 đồng, tương ứng với mức tăng 5,32%.
Hệ số này giảm 7,3% cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp trong năm 2011 giảm. Bên cạnh đó thì xem xét cả đầu năm và cuối năm thì hệ số này thấp và thấp hơn 0,5, đây là con số thể hiện mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp là thấp, và đồng thời với đó là rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng vì thế mà tăng lên.
hướng tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn đi vay và giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như nâng cao hệ số nợ là con dao hai lưỡi nên doanh nghiệp phải chú ý điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý. Đồng thời cần tạo niềm tin cho các nhà cho vay bằng kết quả kinh doanh để có thể tạo điều kiện mở rộng vay vốn trong các kỳ tiếp theo. Và doanh nghiệp nên có chiến lược cụ thể lâu dài cho chính sách trả nợ, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán, cũng như rủi ro tài chính kèm theo.
2.2.2.2.2.Cơ cấu tài sản.
Thông qua số liệu bảng 2.13, ta có một số nhận định sau.
Tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn luôn cao hơn rất nhiều tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này là hợp lý bởi công ty là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức kinh doanh thương mại. Cụ thể, đầu năm 2011, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 92,27%, còn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn là 7,73% nghĩa là cứ có 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 92,27 đồng, còn tài sản dài hạn chiếm 7,73 đồng. Đến cuối năm 2011, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 92,67%, còn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn là 7,33% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 92,67 đồng, còn tài sản dài hạn chiếm 7,33 đồng. Tỷ suất đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp qua 2 năm nhìn chung không có thay đổi đáng kể.
Bảng 2.13. BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2011
ST
T Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm 2011 Đầu năm 2011
Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ (%)
I II III IV V VI=IV-V VII=VI/V