I Các khoản phải thu dài hạn
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
tăng lợi nhuận gộp thế này là do sự tăng lên khá tương đồng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Cả 2 chỉ tiêu này đều tăng với mức độ tăng khá đồng đều là 60,06% và 59,33%. Tốc độ gia tăng tương đồng về giá vốn hàng bán và doanh thu thuần thể hiện đặc trưng rõ nét của doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại. Thực tế, năm 2011 là một năm kinh doanh khá tốt của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng chính. Rất nhiều các sản phẩm phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi như Bột cá Cà Mau, Cám chăn nuôi... Hay như các sản phẩm thu mua trực tiếp của nông dân như ngô tách hạt, sắn lát, khoai mỳ, đậu tương...đều có sự tiêu thụ khá tốt. Mặc dù giá nông sản nhập vào nhìn chung là có tăng so với năm 2010 nhưng với sức tiêu thụ tốt của các bạn hàng lâu năm là các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi uy tín thì doanh thu tăng lên mạnh khiến lợi nhuận gộp về bán hàng của doanh nghiệp tăng mạnh cũng là dễ hiểu. Và đây là kết quả đáng khích lệ của APROCIMEX.
Chi phí bán hàng trong năm 2011 tăng mạnh, tăng 2.924.145.493 đồng, tương ứng với mức tăng 31,64%. Kết hợp với bảng 2.8 ở dưới, ta thấy trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp mất 1,84 đồng cho chi phí bán hàng, còn trong năm 2011, thì cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp mất 1,51 đồng cho chi phí bán hàng. Quyết định tăng cường thêm chi phí bán hàng như tăng nhân viên bán hàng, tăng lương cho nhân viên bán hàng. Đặc biệt doanh nghiệp có các chính sách khuyến khích nhân viên bán hàng được thưởng theo doanh số bán ra, khuyến khích các nhân viên này đến từng công ty thức ăn chăn nuôi thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới. Đồng thời giới thiệu một cách cụ thể nhiệt tình sản phẩm mới của doanh nghiệp như Bột cá Cà Mau, sắn lát sấy khô... để có thể có được doanh thu tốt. Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp đầu tư mua sắm các thiết bị vật tư dùng cho bộ phận bán hàng trong năm 2011 đã giúp cho
doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm tốt như dự đoán, đ ồng thời làm giảm phần chi phí bán hàng tính trên một đơn vị sản phẩm. Đây là kết quả đáng khích lệ cho chính sách tài chính của công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 539.804.595 đồng, tương ứng với mức giảm 9,47%. Kết hợp với bảng 2.8, ta thấy, nếu như năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mất 1,14 đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp, đến năm 2011, thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mất 0,64 đồng cho chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này cho ta thấy, doanh nghiệp đang thực hiện chính sách cắt giảm chi phí nhằm tiết kiệm chi phí chung cho toàn doanh nghiệp. Năm 2011, bằng việc giảm bớt việc mua sắm các vật tư, thiết bị không cần thiết dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, mỗi phòng ban thực hiện tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng. Các khoản phí được quản lý chặt chẽ hơn đặc biệt là các chi phí công tác, họp hành. Sa thải những nhận viên kém năng lực, thiếu kiến thức chuyên môn, thu gọn bộ máy quản lý, tránh rườm rà. Và kết quả thu được là rất đáng ghi nhận.
Bảng 2.8. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CHI PHÍ.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2010 Chênh
lệch (%)