1.2.5.2.1.Chỉ tiêu trung bình ngành.
Mỗi doanh nghiệp thì thường sẽ hoạt động trên một hay một số lĩnh vực nhất định. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường bao gồm nhiều doanh nghiệp với các đặc điểm chung giống nhau bên cạnh những đặc diểm riêng có của mình.
Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành giúp các nhà phân tích có cái nhìn khách quan, toàn diện về ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó công tác phân tích tài chính sẽ được hoàn thiện hơn. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng cho các doanh nghiệp khi tiến hành công tác phân tích tài chính. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành này, doanh nghiệp có thể thấy được tỷ lệ tài chính của mình là cao hay thấp so với mặt bằng chung. Thông qua việc so sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản trị sẽ biết được vị thế của mình trên thị trường, sức mạnh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Tù đó, đánh giá chính xác thực trạng của doanh nghiệp cũng như hiệu quả thực tế kinh doanh của daonh nghiệp.
1.2.5.2.2.Pháp lý.
tác phân tích tài chính cũng không là ngoại lệ. Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà phân tích có thể lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp, tạo điều kiện thống nhất các chỉ tiêu trong toàn ngành, giúp các nhà phân tích dễ dàng tìm kiếm thông tin. Và ngược lại, hệ thống pháp lý không rõ ràng, thiếu minh bạch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phân tích tài chính.
1.2.5.2.3.Công nghệ-Kỹ thuật.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, rất nhiều những việc trước kia mất rất nhiều thời gian để hoàn thành thì ngày nay, việc đó đã dễ dàng hơn rất nhiều. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, ngày nay, việc phân tích tài chính dù phức tạp đến đâu cũng được đưa vào áp dụng một cách dễ dàng. Đồng thời, việc đạt được kết quả phân tích tài chình một cách chính xác cũng không còn quá khó khăn với sự phát triển hoàn chỉnh của hệ thống công nghệ. Một hệ thống công nghệ phân tích tài chính hoàn chỉnh phải được thiết lập từ trên xuống và được thực hiện đồng bộ từ khâu thu thập số liệu đến khâu tính toán, xử lý số liệu…
Do vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác phân tích tài chính, doanh nghiệp cần đầu tư máy móc hóa, công nghệ cao cho các khâu từ thu thập đến xử lý và phân tích số liệu. Từ đó, việc áp dụng phân tích sẽ hiệu quả hơn.
1.3.Mối quan hệ giữa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định quản lý chính xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó, giúp những đối tượng quan tâm đi đến những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó, có những quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất với chi phí
thấp nhất. Hiệu quả hoạt động kinh doanh phải gắn liền với việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả kinh doanh không đơn thuần là việc so sánh chi phí cho đầu vào với kết quả thu được ở đầu ra của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh, trước tiên được hiểu là sự hoàn thành mục tiêu, nếu không thể hoàn thành mục tiêu thì không thể có hiệu quả. Vậy, để hoàn thành mục tiêu thì việc sử dụng nguồn lực phải như thế nào?
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh tốt hay nói khác đi là để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp một cách triệt để, doanh nghiệp cần phải kết hợp chặt chẽ việc hoạt động kinh doanh bên trong của doanh nghiệp và sự biến động kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp. Quản lý tình hình tài chính là một nhân tố quan trọng hàng đầu của họat động kinh doanh bên trong của doanh nghiệp để có thể giúp cho doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh tốt. Mặt khác, để quản lý tình hình tài chính tốt thì công tác phân tích tài chính tốt phải được đặt lên hàng đầu.
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường, mở cửa mạnh mẽ, hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Hệ thống doanh nghiệp không ngừng được đổi mới và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết với các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp để có thể phân tích, nhận xét đánh giá toàn diện, có cái nhìn khách quan, sát thực. Từ đó, giúp đưa ra các quyết định tài chính phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.
CHƯƠNG II