Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH và áp lực đối với việc sử dụng

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 56)

đất trong quá trình đô thị hoá, CN hoá.

* Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên của thành phố phục vụ cho phát triển KTXH rất thuận lợi như: Vị trí địa lý, địa hinh bằng phẳng, độ dốc thấp, khí hậu ôn hòa, có sông Thương chảy qua thành phố, vừa là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và có điều kiện để phát triển giao thông đường thủy

- Có kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTXH đồng bộ bao gồm: Giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, đường sắt, hệ thống thủy lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỉnh đã quan tâm tập trung nguồn lực để thành phố Bắc Giang không những chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh mà còn là trung tâm kinh tế, trọng điểm phát triển CN của tỉnh, vùng.

- Nền kinh tế thành phố đã và đang chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá cao, có nguồn lao động dồi dào, trẻ, có sức khoẻ và tỷ lệ lao động qua đào tạo lớn là nguồn lực lớn cho phát triển trong giai đoạn tới.

* Khó khăn, hạn chế:

- Môi trường đô thị còn nhiều phức tạp (bụi, tiếng ồn, nước thải...) và bất cập, chưa đảm bảo yêu cầu sạch của đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình công cộng, công trình phục vụ đời sống dân sinh của thành phố phát triển chưa đồng bộ và chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ.

- Quy hoạch chi tiết chưa được phủ kín các phường, xã nên khó khăn trong việc quản lý và thực hiện.

- Thành phố phát triển từ đô thị cũ, hạ tầng kỹ thuật xuống cấp và lạc hậu, việc chỉnh trang đô thị còn chắp vá, manh mún, thiếu đồng bộ nên việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan đô thị rất phức tạp. Địa hình của thành phố thấp, khả năng tiêu thoát nước kém, khi có mưa lớn tập trung thường gây úng ngập cục bộ cho các khu vực thấp, trũng.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế và ngay trong nội bộ trong ngành còn chậm, chưa tạo được các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tỷ lệ lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn cao, thiếu các ngồn tài nguyên khoáng sản có giá trị. Một số đơn vị sản xuất CN có trang thiết bị máy móc và công nghệ lạc hậu. Các sản phẩm hàng hoá chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù còn khó khăn, hạn chế nhưng với quyết tâm của các ngành và của nhân dân thành phố sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dung thành phố giàu mạnh, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, kho học kỹ thuật của tỉnh.

* Áp lực đối với đất đai:

Tình hình phát triển KT-XH với tốc độ khá cao trong những năm qua đã tạo ra những áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên đất của thành phố. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành, các thành phần kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN, du lịch dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của thành phố và được thể hiện ở một số mặt sau:

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố thấp hơn nhiều thành phố thành phố liền kề như: Bắc Ninh, Hải Dương, Việt Trì, Vĩnh Yên, Lạng Sơn còn quá thấp vào loại đô thị có diện tích nhỏ nhất trong cả nước, trong khi đó mật độ dân số bình quân của thành phố rất cao, trên 3.200 người/km2

trong khi Bắc Ninh là 1.910 người/km2, Hải Dương 2.600 người/km2, Vĩnh Yên 2.400 người/km2, Lạng Sơn 1.800 người/km2. Ngoài các khu, cụm CN, các khu dân cư mới được hình thành, tốc độ xây dựng nhà ở trong nội thành cao. Quỹ đất của thành phố ngày càng bị thu hẹp, không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển đô thị của thành phố theo quy hoạch mới, đặc biệt là đáp ứng cho việc hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ, tài chính- ngân hàng Để thành phố Bắc Giang là một đô thị phát triển toàn diện, tương xứng với vị trí trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Giang và hoàn thiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

các tiêu chí của đô thị loại III trước năm 2015, tiến dần các tiêu chí của đô thị loại II theo mục tiêu đề ra cần phải có không gian đô thị phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển và được phân định rõ vùng nội thành, ngoại thành tạo nên mối quan hệ mật thiết cho sự phát triển của thành phố.

Do vậy việc điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang là điều kiện để thành phố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng - kỹ thuật, tổ chức lại các đơn vị hành chính, các khu chức năng một cách hợp lý hơn như: các khu trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ, tài chính- ngân hàng, khu vui chơi giải trí, phát triển cụm CN…; tăng cường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực để xây dựng thành phố. Tuy nhiên sự phát triển này không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tích đất nông nghiệp, đây là vấn đề gây sức ép lớn đối với đất đai của thành phố

- Thực trạng cơ sở hạ tầng của thành phố còn có những hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao. Đây cũng là sức ép lớn trong việc dành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong tương lai. Theo dự kiến quỹ đất dành cho các mục đích này khá lớn.

- Trong thời gian qua, công tác kế hoạch hoá gia đình đã có nhiều cố gắng, đã giảm tốc độ gia tăng dân số xuống còn 1,07%/năm, song số hộ tăng thêm trong tương lai sẽ lớn nên nhu cầu đất ở của nhân dân ngày một càng tăng cao.

- Đất đai có khả năng để khai thác đưa vào sử dụng cho phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản và các ngành còn rất ít, do đó cần phải sắp xếp lại cơ cấu sử dụng đất của các ngành một cách hợp lý có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, với thực trạng phát triển KT-XH những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai, trong khi quỹ đất của thành phố lại có hạn, thì áp lực đối với đất đai sẽ ngày càng gay gắt hơn, dẫn đến sự thay đổi trên phạm vi rộng lớn và sâu sắc cơ cấu sử dụng đất của thành phố hiện nay. Do đó trong chiến lược phát triển KT-XH lâu dài cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển KT-XH cả ở hiện tại cũng như lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 56)