Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 101)

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố Bắc Giang và mối quan hệ của nó đến việc thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

- Đánh giá việc thực hiện giải phóng mặt bằng 2 dự án (dự án Xây dựng Xây dựng Bệnh viện phụ sản thành phố Bắc Giang và dự án Xây dựng khu công viên trung tâm thành phố Bắc Giang).

- Tìm hiểu công tác tái định cư, việc làm của người dân thuộc 2 dự án trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

- Nghiên cứu các thuận lợi khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập, tài liệu, số liệu sơ cấp.

- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban chức năng trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Điều tra các thông tin, số liệu thống kế về cơ cấu đất đai trên địa bàn thành phố, bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc Giang năm 2005, số liệu về các dự án đang thực hiện BT GPMB trên địa bàn thành phố, phương án BT giải phóng mặt bằng tại hai dự án trong phạm vi đề tài.

- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực thực hiện các dự án.

3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập, tài liệu, số liệu thứ cấp.

- Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất của thành phố (Kết hợp với phỏng vấn cán bộ địa phương- Cán bộ ban bồi thường GPMB, Chủ tịch phường, chủ tịch xã, cán bộ địa chính thuộc địa bàn nghiên cứu)

- Phương pháp điều tra: Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng các câu hỏi phỏng vấn theo phiếu điều tra, chọn ngẫu nhiên mỗi dự án 30 hộ.

- Các số liệu từ phiếu điều tra được xử lý theo phương pháp toán học và được tổng hợp để đánh giá được những phản ứng của người dân về công tác GPMB trên địa bàn tiến hành dự án.

3.4.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra

Từ những thông tin, số liệu đã thu thập được tiến hành lập bảng thống kê, phân tích cụ thê.

3.4.4. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn của các chuyên gia về những nhận định tình hình thực hiện BT&GPMB, nguyên nhân chủ quan, khách quan và giải pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý

Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ 210

09 - 21015 vĩ độ bắc và 1060 07 - 1060 20 kinh độ đông; phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam - Tây Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Thành phố Bắc Giang thuận lợi giao thông nằm ở trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; thuộc hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và cận kề với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng; Thành phố còn có Quốc lộ 31 đi Quảng Ninh, có sông Thương nối liền với cảng Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh trong vùng.

Như vậy, với vị trí như trên thành phố có điều kiện rất thuận lợi để phát triển KT-XH.

+ Địa hình địa mạo

Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00

- 80), nhiều khu vực trong thành phố có địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ. Ao hồ trên địa bàn khá nhiều nhưng phần lớn diện tích nhỏ, hẹp, nông nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khí hậu

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên cũng phân hoá thành 4 mùa rõ rệt, trong đó mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh giá mưa ít. Thành phố Bắc Giang nằm ở vùng Đông Bắc nên cũng chịu sự chi phối của khi hậu vùng Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm 24,30C, nhiệt độ trung bình năm cao nhất 26,90C, nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 20,50C so với các tỉnh Đông Bắc nhiệt độ trung bình ở đây cao hơn 1-2 0

C. Tuy nhiên lượng mưa vào loại trung bình trong vùng, trung bình năm 1.518 mm. Lượng mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm, từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau có lượng mưa ít, chỉ chiếm 20%. Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất có khi lên tới 86% vào tháng 4 và giảm xuống 76% vào các tháng 12, tháng 1 năm sau. Số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ cũng như các tỉnh khác trong vùng, thành phố Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng thỉnh thoảng có trận mưa lớn do nằm trong dải hội tụ nhiệt đới. [13]

Nhìn chung Thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt nhân dân. Đây cũng được coi là thuận lợi để xây dựng quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai.

+ Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất

Thành phố có diện tích tự nhiên 3.209,14 ha chiếm 0,84% diện tích tự nhiên của tỉnh. Theo phân loại phát sinh trên địa bàn của thành phố được chia thành 7 loại chính: đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

vàng (Pf), đất phù sa Gley, đất phù sa úng nước, đất bạc màu trên phù sa cổ (B), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và đất xói mòn trơ sỏi đá.

* Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của thành phố gồm nước mặt và nguồn nước ngầm: - Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông ngòi, ao hồ có trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Theo kết quả điều tra khảo sát tại các điểm trên sông Thương về phía thượng nguồn của thành phố và thượng lưu miệng xả của Công ty hóa chất phân đạm Hà Bắc cho thấy nguồn nước chưa bị ô nhiễm, do vậy có thể khai thác cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt sau khi đã xử lý và làm sạch.

Ngoài ra, thành phố còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi khá dày đặc, đây là nguồn dự trữ nước và cung cấp nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô.

- Nguồn nước ngầm: Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục địa chất thì tầng nước ngầm của thành phố nghèo, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất chỉ đạt được ở mức thấp nhưng chất lượng tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm.

Ngoài ra thành phố còn có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều ao hồ nhỏ có chức năng điều tiết cho sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực trũng, thấp. [13]

* Tài nguyên rừng

Năm 2008, thành phố có 102,92 ha rừng trồng với các loại cây keo lá chàm, bạch đàn - phân bố ở xã Song Mai và phường Thọ Xương. Do thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiện tốt chương trình 327 (chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc) nên thảm thực vật ở các vùng dự án ngày càng đa dạng, diện tích rừng trồng được củng cố và phát triển.

* Tài nguyên khoáng sản

Đến nay trên địa bàn thành phố chưa phát hiện được tài nguyên khoáng sản quan trọng nào ngoài cát, sỏi với trữ lượng hạn chế. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thành phố nghèo cả về chủng loại và trữ lượng.

* Tài nguyên nhân văn

Dưới thời Pháp thuộc, ngày 11/7/1888 đơn vị hành chính Phủ Lạng Thương ra đời, là phủ ly. của phủ Lạng Giang (thành Xương Giang, thành Châu Xuyên). Ngày 10/10/1895 tỉnh Bắc Giang được thành lập, Phủ Lạng Thương trở thành tỉnh lỵ tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1959 thị xã Phủ Lạng Thương đổi tên là thị xã Bắc Giang. Năm 1963, tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất 02 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thị xã Bắc Giang tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh.

Từ năm 1997, sau khi chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh (Bắc Giang và Bắc Ninh), thị xã Bắc Giang vẫn là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, thị xã Bắc Giang đã có những bước phát triển nhanh về mọi mặt. Tháng 12 năm 2003, thị xã Bắc Giang đã được công nhận là đô thị loại III và tháng 6 năm 2005 Chính phủ có Nghị định thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.

Nhìn chung, TNDL khá phong phú, trong đó chiếm phần lớn là di tích lịch sử, văn hoá; một số TNDL thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan là: Chùa Kế, nghè Cả (xã Dĩnh Kế); chùa Thành, đình Thành; Khu di tích lịch sử thành Xương Giang (xã Xương Giang) (đã được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có quyết định xếp hạng di tích Chiến thắng Xương Giang) hàng năm có lễ hội kỷ niệm chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên địa bàn thành phố còn nhiều phong tục tập quán như: tục lệ kết nghĩa, kết chạ, hội du tiên, hội chạy chữ. Ngoài ra thành phố còn bảo tồn được các làn điệu dân ca lâu đời (hát giao duyên, hát cửa đình...). [9]

Thành phố Bắc Giang còn là cái nôi của nhiều nghề truyền thống như: nghề làm bún Đa Mai, nghề tráng bánh đa, mỳ Dĩnh Kế.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Tình hình tăng trưởng kinh tế chung của thành phố giai đoạn 2001-2010

- Giai đoạn 2000-2005, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố bình quân 13,3%/năm, vượt mục tiêu Đại hội 2,3%. Năm 2004, GDP bình quân đầu người đạt 11,3 triệu đồng; CN - TTCN- Xây dựng từ 25% năm 2000 lên 39% năm 2005 (vượt 13,01% so chỉ tiêu Đại hội); Thương mại - dịch vụ năm 2005 đạt 59,2%; Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần từ 13% năm 2000 còn 1,8% năm 2005 do diện tích đất canh tác thu hẹp để phục vụ cho phát triển CN và đô thị.

- Giai đoạn 2006-2010, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15,6%/năm, cao hơn 2,3% so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005; đặc biệt trong 2 năm 2008, 2009 mặc dù tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế, sự diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, song mức tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn đạt 15,8%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó thương mại - dịch vụ chiếm 57,49%; CN - TTCN và xây dựng chiếm 40,72%; Nông nghiệp - Thủy sản chiếm 1,79%. Giá trị bình quân đầu người năm 2009 đạt 30 triệu đồng (tăng 15 triệu đồng so năm 2005).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cơ cấu kinh tế năm 2009 và cơ cấu kinh tế theo quy hoạch đến năm 2010 được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế của TP Bắc Giang quy hoạch đến năm 2010

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu kinh tế của thành phố Bắc Giang năm 2009

75% 20%

5,0%

Thương mại - dịch vụ Công nghiệp - TTCN và xây dựng Nông nghiệp - Thủy sản

57.49% 40.72%

1.79%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp

Thành phố đã xây dựng phương án phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006-2010. Qua 5 năm thực hiện, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có những bước tăng trưởng khá. Năm 2009, giá trị sản xuất ước đạt 72,5 tỷ đồng, tăng 5,1% so năm 2008. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích ước đạt 51 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân ước đạt 49,7 tạ/ha. Thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, tổng sản lượng ước đạt 1.473 tấn, tăng 11,6% so năm 2008; mô hình thí điểm nuôi cá Điêu hồng tại xã Song Mai phát triển tốt và triển vọng cho thu nhập cao. Cơ cấu giữa các ngành trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa: Trồng hoa, cây cảnh ở xã Dĩnh Kế, Đa Mai, Song Mai; nuôi thủy sản ở xã Đa Mai và Song Mai; một số mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao đã có tác dụng kích thích người nông dân quan tâm đầu tư cho nông nghiệp như hoa Lyly, nuôi thủy sản...; nhận thức của nông dân về nông nghiệp hàng hóa được nâng lên, từng bước xóa bỏ tư tưởng sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp. [1]

- Ngành CN, tiểu thủ CN

Công nghiệp - tiểu thủ CN trên địa bàn có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN - TTCN ngoài quốc doanh bình quân 25,7%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất trong GDP chiếm trên 40%. Số lượng cơ sở sản xuất CN - TTCN tiếp tục phát triển, hiện nay có trên 1.814 cơ sở hoạt động, tăng 242 cơ sở so năm 2005. Một số sản phẩm CN đã mở rộng thị trường sang các tỉnh, thành phố khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: hàng may mặc, dây cáp điện, mỳ, nông sản đóng hộp...

Thành phố đã xây dựng phương án phát triển CN TTCN giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn. Năm 2009, giá trị sản xuất ước thực hiện 516 tỷ đồng, tăng 24,5% so năm 2008. CN -TTCN thành phố đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực: Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD bình quân 16,5%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh đạt 21% tăng 2,3% so nhiệm kỳ trước; CN-xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố (từ 39% năm 2005 lên 40,1% năm 2009) và chiếm 33,7% giá trị sản xuất của toàn tỉnh; cơ cấu lao động trong ngành CN ngày càng tăng, đến nay đã giải quyết việc làm cho trên 18.329 lao động tăng 5.500 lao động so năm 2005.Các loại hình kinh tế tiếp tục phát triển cả về số lượng, vốn đầu tư, trình độ quản trị kinh doanh... đến nay đã có 1.995 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN tăng 433 cơ sở, 2.165 tỷ đồng so với năm 2005. Một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất bia, nước giải khát, chế biến nông sản xuất khẩu, may mặc, sản xuất mộc dân dụng, sản xuất dây cáp điện, quả cầu lông, sản xuất mỳ kế....; Công tác quy hoạch, xây dựng các cụm CN đạt kết quả tốt, đã hoàn thành quy hoạch 05 cụm, điểm CN với quy mô trên 112 ha thu hút 49 doanh nghiệp, đưa tổng số toàn thành phố có 10 cụm làm cơ sở để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp, HTX sau khi được thuê đất tại các cụm CN hoạt động có

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 101)