Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)

- Ngành nông nghiệp

Thành phố đã xây dựng phương án phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006-2010. Qua 5 năm thực hiện, sản xuất nông nghiệp tiếp tục có những bước tăng trưởng khá. Năm 2009, giá trị sản xuất ước đạt 72,5 tỷ đồng, tăng 5,1% so năm 2008. Thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích ước đạt 51 triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân ước đạt 49,7 tạ/ha. Thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, tổng sản lượng ước đạt 1.473 tấn, tăng 11,6% so năm 2008; mô hình thí điểm nuôi cá Điêu hồng tại xã Song Mai phát triển tốt và triển vọng cho thu nhập cao. Cơ cấu giữa các ngành trong nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa: Trồng hoa, cây cảnh ở xã Dĩnh Kế, Đa Mai, Song Mai; nuôi thủy sản ở xã Đa Mai và Song Mai; một số mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao đã có tác dụng kích thích người nông dân quan tâm đầu tư cho nông nghiệp như hoa Lyly, nuôi thủy sản...; nhận thức của nông dân về nông nghiệp hàng hóa được nâng lên, từng bước xóa bỏ tư tưởng sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp. [1]

- Ngành CN, tiểu thủ CN

Công nghiệp - tiểu thủ CN trên địa bàn có bước phát triển mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN - TTCN ngoài quốc doanh bình quân 25,7%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất trong GDP chiếm trên 40%. Số lượng cơ sở sản xuất CN - TTCN tiếp tục phát triển, hiện nay có trên 1.814 cơ sở hoạt động, tăng 242 cơ sở so năm 2005. Một số sản phẩm CN đã mở rộng thị trường sang các tỉnh, thành phố khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong cả nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: hàng may mặc, dây cáp điện, mỳ, nông sản đóng hộp...

Thành phố đã xây dựng phương án phát triển CN TTCN giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn. Năm 2009, giá trị sản xuất ước thực hiện 516 tỷ đồng, tăng 24,5% so năm 2008. CN -TTCN thành phố đã có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực: Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD bình quân 16,5%/năm; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh đạt 21% tăng 2,3% so nhiệm kỳ trước; CN-xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố (từ 39% năm 2005 lên 40,1% năm 2009) và chiếm 33,7% giá trị sản xuất của toàn tỉnh; cơ cấu lao động trong ngành CN ngày càng tăng, đến nay đã giải quyết việc làm cho trên 18.329 lao động tăng 5.500 lao động so năm 2005.Các loại hình kinh tế tiếp tục phát triển cả về số lượng, vốn đầu tư, trình độ quản trị kinh doanh... đến nay đã có 1.995 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CN-TTCN tăng 433 cơ sở, 2.165 tỷ đồng so với năm 2005. Một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá như: sản xuất bia, nước giải khát, chế biến nông sản xuất khẩu, may mặc, sản xuất mộc dân dụng, sản xuất dây cáp điện, quả cầu lông, sản xuất mỳ kế....; Công tác quy hoạch, xây dựng các cụm CN đạt kết quả tốt, đã hoàn thành quy hoạch 05 cụm, điểm CN với quy mô trên 112 ha thu hút 49 doanh nghiệp, đưa tổng số toàn thành phố có 10 cụm làm cơ sở để thu hút đầu tư. Các doanh nghiệp, HTX sau khi được thuê đất tại các cụm CN hoạt động có hiệu quả, cơ bản thực hiện theo đúng nội dung dự án đã đăng ký, hàng năm nộp ngân sách nhà nước từ 5-6 tỷ đồng (tăng 2,5 tỷ đồng so năm 2005); đồng thời tích cực, gương mẫu tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo do thành phố phát động, góp phần vào phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về tài chính, thương mại, dịch vụ:

Thu ngân sách hằng năm đều vượt chỉ tiêu được giao, năm 2009 thu ngân sách thành phố đạt 296 tỷ đồng tương ứng 122% KH năm, tăng 150% so năm 2005. Thành phố đã tự cân đối thu chi ngân sách và có đóng góp vào ngân sách của tỉnh. Việc quản lý và điều hành ngân sách ở các cấp chính quyền được đổi mới, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển nhanh. Thành phố đã xây dựng Đề án số 01 -ĐA/TU về phát triển Thương mại - dịch vụ thành phố Bắc Giang giai đoạn 2006-2010, qua đó các thành phần kinh tế hoạt động ổn định, có hiệu quả; thị trường tiếp tục được củng cố và giữ vững, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; hạ tầng thương mại nhất là về mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, kho tàng, bến bãi bảo quản và lưu giữ hàng hoá có sự khởi sắc rõ nét, được quy hoạch rõ ràng, đầu tư và hoạt động có hiệu quả; công tác quản lý Nhà nước được tăng cường, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo:

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành TM - DV: bình quân đạt 17%/năm, trong đó: năm 2006: 600,95 tỷ đồng 17,1%, năm 2007: 683,75 tỷ đồng 13,8%, năm 2008: 806,57 tỷ đồng 17,9%, năm 2009 đạt 961,43 tỷ đồng 19,2%; ước năm 2010 đạt 1.124,87 tỷ đồng - 17% (đạt mục tiêu đề án); Vốn toàn ngành năm 2009 ước đạt 3.411 tỷ đồng, ước năm 2010 đạt 4.275 tỷ đồng (tăng 2.876 tỷ đồng so với năm 2005), tốc độ tăng trưởng vốn bình quân 25%/năm. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế hằng năm đều được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

duy trì ổn định; năm 2009 đạt 57,49%, dự kiến năm 2010 đạt 59% (đạt mục tiêu đề án).

Từ năm 2006 đến nay, thành phố đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới 9 chợ (trong đó có 01 chợ trung tâm); đến nay, đã có 06 chợ hoàn thành và đi vào hoạt động với tổng diện tích 39.907m2

; tổng số điểm kinh doanh cố định là 1.733; tổng kinh phí đầu tư (theo chấp thuận) là 95 tỷ đồng. Trong đó: 01 chợ loại 1, 03 chợ loại 2 và 02 chợ loại 3; đang chỉ đạo khởi công xây dựng 03 chợ (Song Mai, Hoà Yên, Khu dân cư số 3), tổng diện tích 43.023 m2, tổng số đầu tư đăng ký khoảng 125 tỷ đồng, với gần 500 điểm kinh doanh cố định; dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý IV/2010. Các loại hình kinh doanh thương mại - dịch vụ tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, đến nay trên địa bàn thành phố có 6.842 cơ sở kinh doanh với tổng vốn đăng ký 3.305,4 tỷ đồng (tăng 1.675 cơ sở và 882,8 tỷ đồng so năm 2005), giải quyết việc làm cho trên 17.300 lao động, nộp ngân sách nhà nước bình quân 67 tỷ đồng/năm.

- Về xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu từ năm 2006 đến hết năm 2009 đạt 282,2 triệu USD, dự kiến đến hết năm 2010 đạt 386,9 tăng 247,4 triệu USD so với năm 2005); mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: may mặc, nông sản, hàng dược liệu, linh kiện máy móc, thủ công mỹ nghệ...; thị trường chủ yếu ở các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia thuộc EU;

- Về nhập khẩu: Tổng giá trị nhập khẩu từ năm 2006 đến hết năm 2009 đạt 209,6 triệu USD, dự kiến đến hết năm 2010 đạt 306,85 triệu USD tăng 208,55 triệu USD so với năm 2005; mặt hàng chủ yếu là: bột giấy, ô tô các loại, linh kiện máy tính, hàng điện tử, phụ kiện hàng may mặc...; thị trường chủ yếu từ các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về hàng hoá và tiêu dùng: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ từ năm 2006 đến hết năm 2009: đạt 34.403 tỷ đồng, dự kiến hết năm 2010 đạt 46.401 tỷ đồng - tăng 6.837 tỷ đồng so với năm 2005; tốc độ tăng trưởng đạt 18,3%; tổng giá trị sản xuất ngành thương mại sau 5 năm đạt 6.497,1 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,3%/năm. [1]

Biểu đồ 4.3: Biến động cơ cấu kinh tế thành phố từ năm 2001- 2009 và quy hoạch đến năm 2010

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 43)