Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 51)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Mạng lưới giao thông: Thành phố Bắc Giang có nhiều loại hình giao thông như đường sắt, thủy, bộ, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.

a. Hệ thống giao thông:

- Đường bộ: Giao thông đường bộ tương đối hợp lý, khép kín và liên hoàn từ các tuyến nội thị đến trung tâm các xã ngoại thành và với các địa phương khác với 32 tuyến đường chính và các đường xã phường trong khu dân cư có tổng chiều dài 267km; trong đó:

+ Quốc lộ: 2 tuyến dài 11 km (gồm quốc lộ 1A cũ, quốc lộ 1A mới). Quốc lộ 1A cũ: chạy qua thành phố Bắc Giang dài khoảng 7 km, mặt đường trải nhựa.

Quốc lộ 1A mới: chạy song song với quốc lộ 1A cũ, nằm ở phía Nam thành phố dài khoảng 4 km, mặt cắt rộng từ 16 đến 22 m (lòng đường rộng 12 m, taluy hai bên rộng từ 2-5 m). Mặt đường trải bê tông nhựa. Đây là tuyến mới được xây dựng từ Hà Nội đi Lạng Sơn.

+ Tỉnh lộ: Có 1 tuyến dài 4,5km. Tỉnh lộ 398 (TL 284 cũ): Đi qua xã Song Mai, Đa Mai và phường Mỹ Độ, lòng đường rộng 12 m, ta luy 2 bên rộng từ 2- 4 m.

- Đường sắt:

Thành phố Bắc Giang có tuyến đường sắt liên vận Quốc gia đoạn chạy qua thành phố dài khoảng 7 km, khổ đường 1m và 1,435m, nối liền Hà Nội với cửa khẩu biên giới Lạng Sơn. Ga Bắc Giang dài 600 m, hẹp ở vị trí gần đầu đầu cũ qua thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuyến sông qua địa bàn thành phố là sông Thương, vận tải trên sông chủ yếu là sà lan. Trong thành phố Bắc Giang hiện tại có 3 cảng: cảng Trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương.

Cảng Á Lữ: diện tích gần 2 ha, năng lực thông qua 200.000 tấn/năm trong đó vận tải than là chủ yếu.Cảng chuyên dùng gồm: cảng của Nhà máy phân đạm năng lực thông qua 500.000 tấn/năm; cảng chuyên dùng của công ty xăng dầu Bắc Giang nằm cách cảng á Lữ về phía Nam khoảng 1 km.

Cảng địa phương thực chất là các bến bãi tự nhiên, năng lực thông qua từ 3.000-5.000 tấn/năm.

b. Giao thông nội thị:

Mạng đường đô thị đã có tương đối hoàn chỉnh. Mạng đường đô thị hình thành trong khu phố cũ gồm các trục đường như Lý Thái Tổ, Lê Lợi rộng 24 m, Hoàng Văn Thụ rộng 21 m, Ngô Gia Tự rộng 21 m... Mặt đường đã được trải nhựa rộng 9-12 m, hè rộng từ 4-6 m. Trong giai đoạn gần đây đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp đường Hùng Vương, Lê Lợi, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Lưu II... đưa tổng chiều dài đường nội thành từ 39 km năm 2000 lên khoảng 42,6 km hiện nay. Tỉ lệ đất giao thông hiện tại khoảng 18%.

Các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ các trục đường chính trong nội thành đã được trải nhựa 100%, các tuyến do xã, phường quản lý hầu hết là đường cấp phối hoặc rải bê tông atphan. Mật độ đường đạt 1,2km/km2

.

Bến xe Bắc Giang: Hiện tại thành phố có 1 bến với diện tích khoảng 0,7 ha.

Nhìn chung hệ thống giao thông của thành phố khá hoàn chỉnh và ổn định tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá phục vụ đời sống và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, giao thông nội thị của thành phố vẫn còn một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

số hạn chế: Số bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều đường phố cần cải tạo, nâng cấp mặt đường, một số đoạn đường phố không có vỉa hè ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

* Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước Bắc Giang được đầu tư xây dựng mới từ năm 1995 bằng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Australia, hệ thống này cấp nước cho giai đoạn 1998-2010 có công suất 20.000 m3/ngđ. Nhà may nước khai thác và xử lý nguồn nước từ sông Thương để cung cấp cho nhu cầu cấp nước của thành phố. Đến nay hệ thống đã đi vào hoạt động và đáp ứng nhu cầu dùng nước của thành phố với tiêu chuẩn 80-100 lít/người.ngày. Hệ thống mạng lưới đường ống đã được lắp gần như bao phủ khu vực nội thành, có đường tính từ DN100mm đến DN600mm. Hiện nay tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch : 91%

* Hệ thống thủy lợi, mạng lưới thoát nước

- Hệ thống đê điều: Khu vực thành phố thuộc lưu vực của sông Thương, có hệ thống đê quốc gia bảo vệ. Đê Trung ương (cấp III): Bên hữu sông Thương từ km 30 đến km 38 + 200. Bên tả sông Thương từ km 5 đến km 12+200 với bề rộng mặt đê 4-7 m. Cao trình mặt đê +8,15 +8,2 m, đảm bảo yêu cầu chống lũ (lũ lịch sử 1971: +7,49 m và lũ 1986: +7,51m). Đê do tỉnh quản lý (đê cấp IV) tả Lái Nghiên có 1,2 km, hữu Lái Nghiên có 3 km.

- Hệ thống kênh mương cấp 1 và cấp 2: Được điều tiết bởi các trạm bơm thuỷ lợi và các hồ: Trạm bơm Đồng Cửa với 5 tổ máy, công suất Q = 5000 m3/h; Trạm bơm Chi Ly có 8 tổ máy, công suất Q = 8000 m3/h; Trạm bơm Nhà Dầu 2 tổ máy, công suất Q = 2000 m3/h; Trạm bơm Châu Xuyên: trạm bơm Châu Xuyên 1 với 7 tổ máy có công suất Q = 7000 m3/h, trạm bơm Châu Xuyên 2 với 10 tổ máy có công suất Q = 8000 m3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mạng lưới thoát nước

Hệ thống thoát nước của thành phố là hệ thống thoát nước chung (bao gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt). Nước thải chảy vào hệ thống cống ngầm ( 400 2500, tổng chiều dài 35 km). Công ty Cổ phần QLCT đô thị (đơn vị được giao quản lý hệ thống thoát nước) thường xuyên thực hiện việc nạo vét đất chài, rãnh tam giác, khơi thông cống rãnh trên 25 tuyến đường chính và kịp thời giải quyết ngập úng cục bộ do mưa bão trên các tuyến đường trọng điểm của thành phố. Tuy nhiên, năng lực thoát nước hiện trạng chỉ đáp ứng được 1/4 diện tích đô thị. Hiện nay, Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường đang được tích cực triển khai.

* Hệ thống công viên cây xanh và vệ sinh môi trường

- Diện tích cây xanh toàn đô thị: 63 ha. Trong đó diện tích vườn hoa, công viên, giải phân cách: 12 ha. Cây xanh bóng mát trên các tuyến phố chính khu vực nội thành: 11.612 cây, gồm 40 loại như: bằng lăng, sữa, bàng, sấu, xà cừ, phượng, sao đen. Tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầu người: 5,8 m2/người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vệ sinh môi trường: Hiện nay đã thu gom được khoảng 70% lượng chất thải rắn phát sinh bình quân khoảng 70 tấn/ngày. Trước đây, thành phố chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, lượng chất thải rắn thu gom được vận chuyển đến xử lý tại một số xã của thành phố Tân Yên và khu vực xã Song Mai. Hiện nay, dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Đa Mai thực hiện giai đoạn I với công nghệ chôn hợp vệ sinh trên diện tích 6,5 ha/24,7 ha.

- Nghĩa trang tập trung: Hiện nay, nghĩa trang nhân dân của Thành phố tại Tân An có diện tích 2,5 ha tại thành phố Lạng Giang. Ngoài ra, tại các xã đều có nghĩa trang riêng. Trong tương lai dự kiến thành phố sẽ xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng một nghĩa trang mới hiện đại và các xã tập trung chôn cất về nghĩa trang của thành phố.

* Nhà ở

Nhà ở trên địa bàn thành phố hầu hết là nhà ở do nhân dân tự xây. Tổng diện tích sàn khu vực nội thị khoảng 1,2 triệu m2

, bình quân 16,5 m2/người. Chủ yếu là nhà kiên cố 2-4 tầng, tỷ lệ nhà kiên cố (mái bằng) từ một tầng trở lên trên 85%. Nhưng do chưa quản lý được hình thức kiến trúc công trình nên còn lộn xộn, bộ mặt đô thị chưa đẹp.Khu dân cư mật độ xây dựng cao tập trung tại các phường Trần Phú; Lê Lợi, Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, một phần Trần Nguyên Hãn. Nhà ở chủ yếu xây dựng bám theo mặt phố.

Khu dân cư mật độ xây dựng thấp tập trung tại các phường Thọ Xương, Mỹ Độ, một phần phường Trần Nguyên Hãn. Loại hình nhà ở phần lớn là nhà mặt phố, nhà vườn, nhà ở kiểu làng xóm nông thôn. Hiện nay trên địa bàn thành phố có một số khu chung cư cũ cao 2-5 tầng như nhà chung cư Đồng Cửa, nhà ở tập thể ngành xây dựng (chất lượng còn lại dưới 60%), khu tập thể nhà máy phân đạm (chất lượng còn lại 40-90%). Ngoài ra tại khu dân cư số 1 đã xây dựng khu chung cư Quang Minh, cao 5 tầng, theo tiêu chuẩn xây dựng mới. Quỹ nhà ở nông thôn khu vực ngoại thành có khoảng 500 nghìn m2

, bình quân 16 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố khá cao, đạt trên 80%.

* Các lĩnh vực xã hội

- Ngành giáo dục: Thành phố Bắc Giang có hệ thống cơ sở giáo dục khá phát triển, mạng lưới các cấp học phát triển đồng bộ. Trên địa bàn thành phố có 1 trường dạy nghề, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường bổ túc văn hoá, 1 trường dân tộc nội trú và 04 trường phổ thông trung học, Trường Tiểu học 11 trường với 323 giáo viên và 6.953 học sinh; 11 trường trung học cơ sở với 141 phòng. Hệ thống trường, lớp hầu hết đã được đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng mới khang trang và được mở rộng để đạt Trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên vẫn còn một số trường chưa đảm bảo theo quy chuẩn số m2/1 học sinh. Hơn nữa trong thời gian từ nay đến 2020 một loại các khu đô thị mới được triển khai xây dựng trên địa bàn thành phố sẽ kéo theo một số lượng lớn dân cư đến sinh sống trên địa bàn thành phố. Vì vậy diện tích đất để xây dựng trường học ở các khu vực này cũng không nhỏ.

- Ngành y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến, thành phố có 12 cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, 4 cơ sở tuyến thành phố và 112 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, 11 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân tăng, năm 2009 đạt 7,6 bác sỹ trên/vạn dân (tăng 6,4 bác sỹ so với năm 2005), 16,6 giường bệnh/vạn dân (tăng 8,3 giường so với năm 2005). Cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế từ thành phố đến các phường xã được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Ngành văn hoá, thể thao:

Phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được phát triển sâu rộng, tỷ lệ hộ gia đình văn hoá đạt 90,2% (tăng 2% so năm 2005); tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hoá đạt 78,5% (tăng 18,8 % so năm 2005); hoàn thành xây dựng 3 phường, xã văn hoá cấp tỉnh. Các thiết chế văn hoá cơ sở được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đã huy động trên 5 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao: xây dựng 16 nhà sinh hoạt văn hoá, 76 cổng chào thôn, tổ dân phố; 312 sân chơi thể thao, khu vui chơi cho thanh thiếu niên và các công trình khác. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, khơi dậy những phong tục, tập quán tốt đẹp, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được quan tâm chỉ đạo thực hiện tích cực. Khu di tích Chiến Thắng Xương Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

và đang triển khai dự án; di tích Bác Hồ về thăm, nói cthành phố với nhân dân trong tỉnh được tu bổ, tôn tạo; dự án trung tâm văn hoá - thể thao đang được tích cực thực hiện, đẩy nhanh tiến độ.

* Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Thành phố Bắc Giang hiện có 11 đơn vị hành chính bao gồm 7 phường (Thọ Xương, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Lê Lợi, Trần Phú) chiếm gần bằng 34,4% diện tích tự nhiên của thành phố.

Trong những năm gần đây thành phố có nhiều chuyển biến, khu vực nội thị đã có một bộ mặt mới. Bộ mặt đô thị đã sáng, xanh, sạch, đẹp hơn đáp ứng được nhu cầu cuộc sống tinh thần của nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đã được đảm bảo ổn định.

Công tác kiến thiết thị chính, chỉnh trang, quản lý đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống hạ tầng đô thị (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế) được tăng cường, môi trường đô thị được cải thiện theo hướng sinh thái, kiến trúc cảnh quan, bộ mặt đô thị có chuyển biến rõ nét.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công viên trung tâm và bệnh viện phụ sản, thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 51)