Nhân vật trung tâm là nhân vật giữ vị trí then chốt trong tác phẩm, góp phần quan trọng vào việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của Nguyên Ngọc cũng có vị trí như thế. Đó là những nhân vật được nhà văn dựa trên nguyên mẫu có thực ngoài đời và qua ngòi bút của ông, những nhân vật đó hiện ra với nhiều chi tiết khác nhau: chi tiết tiểu sử, chi tiết ngoại hình, chi tiết tính cách, chi tiết xung đột... Song dù có khác nhau về lai lịch tiểu sử, ngoại hình, về nét tính cách nào đó thì những nhân vật này đều có chung vẻ đẹp phẩm chất anh hùng: quả cảm, kiên trung, một lòng sắt son với cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Đó là những anh hùng của thời đại mới, được đặt trong hoàn cảnh thử thách đến tận cùng, để từ đó nhà văn làm nổi bật lên tinh thần quật khởi và đồng khởi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại: chống thực dân Pháp và đánh đuổi đế quốc Mỹ.
Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho hành trình sáng tác
của Nguyên Ngọc. Ở tác phẩm này, Núp là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm được Nguyên Ngọc xây dựng dựa trên nguyên mẫu có thật về người anh hùng tên Núp. Đây là người anh hùng mà nhà văn đã có cơ hội được cùng sống và chiến đấu trong khoảng thời gian không nhiều. Sau đó nhà văn được gặp lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua Liên khu V. Từ một hình mẫu có thật, kết hợp với vốn sống, vốn hiểu biết, tình cảm và tài năng của mình, Nguyên Ngọc đã miêu tả Núp - điển hình cho vẻ đẹp của núi rừng vừa hoang dã, vừa thần bí, sâu thẳm, vừa rắn rỏi, gân guốc và ngang tàng với cái trán "nhô ra giống y hệt cái trán cha hồi trước, ương nghạch lắm". Núp thường ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trần, ngực nở khi gặp nắng thì "nắng chiếu từng lằn đậm trên ngực", "cặp
lông mày đậm", "miệng cười", "Núp to lớn và đẹp" như con đại bàng lúc nào
cũng sải cánh trên bầu trời. Núp là một "hiệp sĩ" trong mắt các cô gái Ba-na, làng Kông Hoa. Rõ ràng với ngoại hình ấy, Núp gợi cho ta nhớ đến người anh hùng sử thi Đăm Săn. Ở Núp hội tụ tất cả vẻ đẹp của con người Tây Nguyên nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung: hùng vĩ, mạnh mẽ, đầy sức sống ... Nhưng miêu tả nhân vật anh hùng Núp, nhà văn trước hết chú ý miêu tả lòng căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc và thắng giặc. Để làm nổi bật những phẩm kể trên, Nguyên Ngọc đã đặt Núp vào trong những hoàn cảnh mang tính thử thách. Từ đó giúp chúng ta thấy được Núp chính là người anh hùng của thời đại cách mạng ngày nay.
Trong hoàn cảnh chưa được được sự dẫn dắt của Đảng, Núp đã căm thù thằng Pháp và quyết tâm tìm hiểu về kẻ thù. Khi nghe mọi người đồn nhau: "Pháp có xe, có máy bay, có súng nhỏ, súng lớn, trên trời nó cũng đi được,
dưới nước nó cũng đi được, đánh trúng nó nó không có máu", Núp đã suy
nghĩ và quyết tâm không đi theo dân làng tránh Pháp mà "ở lại đánh Pháp
thử", "đánh Pháp chảy máu". Và "Núp vụt chạy một mạch về làng. Ra sau cây
xoài, ngồi xuống, lên ná, sẵn sàng. Pháp tới một đứa, hai đứa, ba bốn đứa, một chục đứa. Núp ngõ kĩ (...), một thằng Pháp đã thò đầu ra cửa nhà rông, nhìn qua nhìn lại. Nó bước ra. Nó đi lại cây xoài, thẳng tới chỗ Núp. Gần rồi. Núp nhìn nó chăm chăm. Hai bên mang tai nóng lên từ khi nào. Thằng Pháp không thấy gì. Nó đi nghênh ngang, ngực nó có lông, một túm đen, dày. Mắt nó xanh lét. Tóc hung. Nó như một con thú. Núp sực nhớ khi bắn con cọp, thằng Pháp giống y con cọp. Con cọp tới gần rồi. Một bước nữa thì nó thấy Núp. Cái mũi súng của nó hỉnh lên, đánh hơi. Núp chỉ còn thấy cái bụng nó. Pựt!. Núp bắn rồi! Mũi tên trúng phập vào giữa bụng thằng Pháp.(...)Từ cái bụng trắng, một dòng máu đỏ chảy ra, rồi nhiều máu, nhiều máu nữa chảy ra, rất mạnh, chảy tràn hết cái bụng, chảy thấm xuống đất làng Kông Hoa. Núp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vụt chạy". Núp vui mừng khi biết thằng Pháp cũng chảy máu. Núp nói: "Mẹ ạ,
lũ làng ạ, tôi bắn chảy máu một thằng Pháp rồi, Pháp không phải ông trời.
Pháp đánh cũng được". Câu mà Núp nói nghe tưởng chừng thật đơn giản
nhưng nó chính là kết quả của cả một quá trình tìm hiểu và nhận thức về kẻ thù của Núp, cũng là của nhân dân ta. Chỉ khi nào hiểu sâu sắc về kẻ thù thì chúng ta mới có quyết tâm và có hành động đúng.
Cách mạng tháng Tám thành công, được sự giáo dục của Đảng, Núp nhanh chóng trở thành người chỉ huy đánh giặc của dân làng. Núp là người có bản lĩnh, kiên nghị, dũng cảm. Anh lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi chặng đường khó khăn để có thể đánh Pháp. Núp không hề có một dấu hiệu mệt mỏi nào, luôn là con chim đầu đàn chỉ huy dân làng đánh giặc. Những suy nghĩ và lời nói của Núp đều thấy rõ sự thể hiện những chân lí lớn trong đời sống cách mạng của chúng ta, những chân lí bao giờ cũng giản dị: "Muốn đánh Pháp lâu năm thì phải thương yêu, không ghét nhau. Phải làm rẫy thật nhiều, lúa tốt,
ăn no. Phải tổ chức lũ làng lại". "Ăn tro tranh khổ lắm. Nhưng ăn tro tranh
khổ một đời mình thôi. Còn ăn muối Pháp khổ hết đời mình, đời con mình khổ
nữa, đời cháu mình khổ nữa". Rõ ràng phải có một nhận thức đúng đắn, sâu
sắc về kẻ thù và phải có lòng tin ở mình như thế nào, chúng ta mới có thể có quyết tâm đánh giặc như lời Núp nói: "Đánh đến khi hơn Pháp, hết Pháp ở đất nước mình mới thôi. Đánh đời mình chưa xong, đánh đến đời con, đời
cháu mình nữa". Tất cả những chân lí ấy đã thực sự hoà thấm vào tác phẩm,
toát ra trong tính cách nhân vật, và được Nguyên Ngọc xem như là nét chủ yếu làm nên phẩm chất anh hùng ở Núp.
Để làm nổi bật nhân vật trung tâm Núp, tác giả luôn đặt nhân vật này trong mối quan hệ với tập thể dân làng Kông Hoa. Đó là tập thể nhân dân với những con người ưu tú như Bok Sung, Bok Pa, bà mẹ Núp, Liêu, Ghíp, Xíp, Tun, Xá,... Những con người ấy sinh ra và lớn lên trên vùng đất xa xôi, hẻo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lánh của đất nước, trải qua biết bao gian khổ nhưng luôn đồng lòng, đồng sức cùng cả nước đứng lên chống lại kẻ thù; một lòng hướng về Đảng, về Bác với tấm lòng ngưỡng mộ và tin theo. Cảm động biết bao trong lời của Xá dặn Núp lúc chia tay: "Anh Núp ạ, anh ra Hà Nội, chắc gặp Bok Hồ. Anh đừng nói Bok Hồ người Kông Hoa bữa nay khóc nhé. Chỉ thương anh, thương anh Thế quá, cái bụng không muốn khóc mà mắt nó cứ khóc. Anh nói giùm người Kông Hoa gửi lời hỏi thăm Bok Hồ mạnh khoẻ, như núi rừng sông suối, không khi nào hết. Anh nói lũ làng Ba-na biết ăn tro tranh trên núi, biết mặc vỏ cây, biết làm cho hòn đá, cho trái núi cũng giận Pháp, đánh Pháp. Thằng Mỹ, thằng
Diệm cũng không làm chi được người Ba-na đâu". Chính từ tập thể nhân dân
ấy, người anh hùng Núp được sinh ra và kết tinh được những phẩm chất ưu tú nhất của cộng đồng. Đó cũng là đặc điểm chung khi xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm trong những tác phẩm mang đậm chất anh hùng ca.
Đất nước đứng lên vừa kết thúc bản anh hùng ca chiến thắng giặc Pháp
xâm lược, vừa chính là hồi kèn xung trận giục giã nhân dân ta bước vào một cuộc chiến đấu mới ác liệt và lâu dài hơn - chống Mỹ xâm lược. Gắn bó với Tây Nguyên, sau này Nguyên Ngọc đã trở lại với mảnh đất nặng tình nặng nghĩa, với những con người anh hùng trong Rừng xà nu. Ở truyện ngắn Rừng
xà nu, hình tượng lớn bao trùm toàn bộ tác phẩm là hình tượng cây xà nu,
rừng xà nu bạt ngàn, giàu sức sống, “nối tiếp tới chân trời”. "Chính nó đã đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn cũng như sự sinh động, chân thực như cuộc đời. Và trước hết nó khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào ở người viết, trở thành điểm tựa, điểm gợi tứ để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân"[6]. Đọc những dòng văn miêu tả vẻ đẹp của xà nu như: "Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thơm mỡ màng"..., chúng ta không chỉ cảm nhận hương vị kì thú của Tây
Nguyên, mà còn thấy ngất ngây trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Nhưng dụng ý của Nguyễn Trung Thành khi khắc họa hình ảnh xà nu còn là biểu tượng cho đau thương, mất mát lớn lao, cho niềm uất hận khôn nguôi của người dân Tây Nguyên trong những năm tháng Mỹ - Ngụy khủng bố ác liệt. Cảnh rừng xà nu hàng vạn cây "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần được tác giả miêu tả ngay từ mở đầu tác phẩm đã dựng lên một sự sống trong tư thế đối mặt với cái chết, một sự sinh tồn đang đứng trước mối đe dọa diệt vong. Khi đạn đại bác của giặc nã vào, cả rừng xà nu "không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị đứt ngang mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện
thành từng cục máu lớn". Song xà nu không bao giờ và không thể nào huỷ
diệt. Sự sống luôn mạnh hơn cái chết: "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã ngục, đã có bốn năm cây con
mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời"...Và cứ
thế, ấn tượng về rừng cây xà nu, như những điệp khúc xanh, sẽ còn ngân mãi trong tâm trí người đọc về một sức sống mênh mông, bất tận.
Miêu tả về rừng và cây xà nu, Nguyên Ngọc thường xuyên sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hoá. Xà nu được nói đến như cách mà người ta vẫn nói đến con người. Để rồi sau đó, nhà văn sẽ nói về con người trong mối liên hệ mật thiết với cây, với nhựa xà nu. Rừng xà nu, với hình ảnh của một tấm ngực lớn đang ưỡn ra để che chở cho làng, do vậy, còn mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước trong những năm chống Mỹ.
Một điểm nữa cũng cần nói, đó là hiện tượng nhà văn không chỉ nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đến cây xà nu, rừng xà nu, liên quan đến xà nu trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
suốt chiều dài tác phẩm mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp, cũng như sức sống của xà nu ở mở đầu và kết thúc tác phẩm trong cái nhìn bao quát: "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi
xà nu nối tiếp chân trời". Sự trở đi trở lại của hình ảnh ấy, ở những vị trí vào
loại quan trọng nhất trong tác phẩm, cho phép ta hiểu, rừng xà nu không chỉ là biểu tượng của con người ở làng Xô Man hẻo lánh. Nhà văn muốn từ một làng Xô Man cụ thể để vươn tới những khái quát rộng lớn hơn thế gấp nhiều lần (cũng như trước đấy, tác giả đã từ cuộc chiến đấu của một làng Kông Hoa để nói về sự đứng lên của toàn đất nước). Rừng xà nu, do đó, có thể là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, và hơn nữa, của cả dân tộc Việt Nam trong thời kì chiến đấu chống đế quốc, thực dân, đau thương nhưng quyết tâm làm tất cả để giành sự sống cho Tổ quốc mình.
Tuy nhiên, hình ảnh xà nu có đặc sắc, gây ấn tượng đến đâu cũng chỉ là phông nền cho con người xuất hiện. Và nổi bật trên phông nền ấy là hình ảnh tập thể nhân dân làng Xô Man anh hùng, với các thế hệ kế tiếp nhau chiến đấu bảo vệ quê hương. Đó là cụ Mết đã có thành tích trong kháng chiến chống Pháp, nay lại tiếp tục chỉ huy con cháu đánh giặc. Đó là Tnú và Mai - những thanh niên, thế hệ chủ lực đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên. Đó là Dít - tiêu biểu cho lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến hôm nay. Đó là bé Heng - thế hệ tương lai của cách mạng,...Tiêu biểu nhất trong bức tranh tập thể ấy là Tnú - nhân vật trung tâm của truyện ngắn. Tnú là một anh hùng đích thực. Cụ Mết rất tự hào nói về anh: "Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng
Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta".
Yêu cách mạng và khao khát tự do, Tnú đã vào rừng bảo vệ, tiếp tế cho cán bộ hoạt động bí mật. Tnú học chữ để mai sau thay anh Quyết làm cán bộ. Dũng cảm và mưu trí lúc vượt thác, lúc cắt rừng đi liên lạc. Trung thành và bất khuất: nuốt thư bí mật khi bị địch bắt; bị giặc tra tấn bắt khai ai là cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình nói: "Ở đây này". Tnú sống với niềm tin: "Cán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bộ là Đảng. Đảng còn, nước núi này còn". Tnú vượt ngục trở về làng, đọc thư
tuyệt mệnh của anh Quyết cho lũ làng nghe rồi đi lên núi Ngọc Linh lấy một gùi đá mài đem về để dân làng Xô Man mài giáo, mác, dụ, rựa, chuẩn bị khởi nghĩa. Tin làng Xô Man mài giáo đến tai bọn giặc, chúng kéo về làng một tiểu đội lính. Đứng đầu là thằng Dục. Chúng truy tìm Tnú bởi chúng lo sợ "con
cọp đó không giết sớm" sẽ "làm loạn núi rừng này". Nhưng chúng không làm
gì được Tnú. Chúng "dùng đến ngón đòn cuối cùng" là bắt vợ con anh, rồi tra tấn đến chết bằng cây gậy sắt. Đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh mang tính thử thách, tác giả muốn lí giải nguyên nhân con đường đi tới đồng khởi của nhân dân ta: từ đau thương sẽ khơi bùng lên ngọn lửa căm hờn, và từ căm hờn sẽ biến thành hành động. Cái chết của mẹ con Mai đã làm cho Tnú đau đớn và căm hận: "Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay (...). Ở chỗ hai con
mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn". Tnú không thể cứu sống được vợ con
mình bởi lúc này anh chỉ có hai bàn tay trắng. Vậy làm thế nào để có thể chiến đấu chống lại được kẻ thù, làm thế nào có thể cứu những người thân