Rừng xà nu là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành, được in
trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (NXB Giải Phóng, 1969). Truyện ngắn này được viết năm 1965, lúc đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc. Nói như Nguyễn Trung Thành, đó là "những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ". Lúc này, cả dân tộc phải đương đầu với thử thách lớn lao nhưng vẫn kiên trì mục tiêu và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Bởi có sự gần gũi, hiểu biết và yêu mến cuộc sống cũng như những phẩm chất bất khuất, kiên trung, thuỷ chung với cách mạng và giàu khát vọng tự do giải phóng của người dân Tây Nguyên mà Nguyễn Trung Thành đã rất thành công với tiểu thuyết Đất nước đứng lên thời chống Pháp, như chính tác giả đã công nhận: "Cho phép tôi thú thật: Tôi đọc say mê và cảm động. Và cũng buồn nữa. Tôi thấy hình như bây giờ tôi không còn có thể viết được như ngày ấy. Ngày ấy tôi đã viết được những trang, đã viết được một quyển sách thật giản dị, trong sáng và đẹp, một vẻ đẹp chừng mực nào đó gần như đến hoàn chỉnh". Và sau khoảng mười năm, vào thời kì chống Mỹ, nhà văn lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khẳng định được tên tuổi của mình với truyện ngắn Rừng xà nu. Đây có thể xem là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên anh hùng.
Để làm nên bản giao hưởng anh hùng ca ấy, trước tiên phải kể đến thành công của Nguyễn Trung Thành trong việc khắc họa hình tượng cây xà nu. Xà nu là loài cây họ thông, trồng nhiều ở núi rừng Tây Nguyên, đặc trưng cho vùng đất Tây Nguyên. Trong chuyến hành quân tháng 5 năm 1962 từ miền Bắc vào, Nguyễn Trung Thành đã bắt gặp rừng xà nu và có ấn tượng với nó: "Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông tưởng như đã sống từ ngàn đời còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn hàng triệu cây, vô tận"[8]. Với những ấn tượng trên nên Nguyễn Trung Thành đã dành cho cả trang mở đầu để đặc tả cánh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, đang "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng", với "những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Đến khi kết thúc truyện ngắn, lại là hình ảnh "rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời" đến hút tầm mắt của cụ Mết, Dít và Tnú khi ba người đứng ở cửa rừng gần con nước lớn nhìn ra xa. Đó là lối kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu vòng tròn, tạo dư âm hùng tráng, bâng khuâng đặc biệt. Lối kết cấu này như dựng cái khung, cái nền vững chãi để trên đó nhà văn khai triển câu chuyện - cả một câu chuyện dài đầy đau thương và anh dũng, những trang sử thi bi hùng của làng Xô Man lần lượt hiện lên trên nền cảnh xà nu. Trong suốt chiều dài tác phẩm, hình ảnh cây xà nu còn được trở đi trở lại nhiều lần. Có thể nói xà nu trở thành một nhân vật tham dự vào đời sống sinh hoạt, chứng kiến mọi tâm tình, mọi bước trưởng thành của dân làng Xô Man bất khuất: cây xà nu lớn bên đường nhắc Tnú nhớ lại ngày gặp Mai lần đầu sau khi ở tù về với những giọt nước mắt vừa xấu hổ vừa thương yêu; ngọn lửa xà nu cháy trong mỗi bếp; khói xà nu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xông đen tấm bảng cho anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ; đuốc xà nu đêm đêm soi sáng cho dân làng mài vũ khí, cháy sáng trên tay cụ Mết và dân làng Xô Man trong đêm vào rừng lấy giáo mác chuẩn bị cho đồng khởi,... Giữa cây xà nu với dân làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung có mối quan hệ gắn bó thân thiết. Dường như cây xà nu cũng biết đau thương, căm giận, tự hào cùng với con người. Phải chăng vì thế, nên khi miêu tả con người, Nguyễn Trung Thành hay ví với cây xà nu, ngược lại khi miêu tả cây xà nu, nhà văn hay dùng những hình ảnh, từ ngữ về con người. Chẳng hạn như miêu tả cụ Mết "ngực căng như một cây xà nu lớn", hay vết thương trên lưng Tnú do giặc tra tấn "ứa một giọt máu đậm, từ sáng tới chiều đặc quyện
lại, tím thẫm như nhựa cây xà nu". Còn những vết thương trên cây xà nu
chóng lành được ví như sự phục hồi "trên một thân thể cường tráng"... Bằng những thủ pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, phóng đại, nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất, sức sống của xà nu. Và vì thế, cây xà nu không chỉ có ý nghĩa tả thực mà nó còn có ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh xà nu biểu tượng cho đau thương, mất mát lớn lao của con người Tây Nguyên trong những năm tháng Mỹ - Ngụy khủng bố ác liệt. Tổn thất, đau thương là không thể tránh khỏi: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương". Và nỗi đau hiện ra trong nhiều vẻ. Có cái xót xa của các cây non, tựa như đứa trẻ thơ, "nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ
loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết". Lại có cái đau dữ dội của những cây
xà nu, như con người đang giữa tuổi thanh xuân, bỗng "bị chặt đứt ngang nửa
thân mình, đổ ào ào như một trận bão". Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá,
huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt. "Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngã". "Những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê". Giống như các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhau nhanh chóng trưởng thành trong khói lửa chiến tranh. Thế hệ này ngã xuống có ngay thế hệ sau tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc, bảo vệ quê hương. Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời, "nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng trong rừng rọi từ
trên cao xuống" cũng như con người Tây Nguyên cũng yêu tự do, cần lí
tưởng cách mạng soi rọi như muôn cây hướng về ánh sáng mặt trời, v.v... Chính những ý nghĩa biểu tượng này đã làm tăng thêm chất thơ, chất lãng mạn bay bổng cho hình ảnh xà nu.
Bên cạnh hình ảnh cây xà nu, tác giả còn rất thành công khi xây dựng chân dung một tập thể anh hùng. Họ gồm những cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, chị Dít, bé Heng,... mỗi người mỗi vẻ, nhưng đều giống nhau ở tình yêu với buôn làng, với đất nước, quyết tâm đứng lên đánh giặc, kiên cường, dũng cảm, một lòng trung thành với cách mạng. Cụ Mết là một già làng sừng sững uy nghi như một cây đại thụ. Cụ đại diện cho truyền thống của làng Xô Man anh hùng. Nói như Nguyễn Trung Thành: “ Ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên thời “đất nước đứng lên” còn trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau” [8]. Đọc Rừng xà nu, chúng ta không thể quên được hình ảnh "ông cụ sáu mươi tuổi", "vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một
cây xà nu lớn", " tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực". " Lúc ông cụ
Mết nói, mọi người đều im bặt". Chính cụ đã rút ra bài học kinh nghiệm cho
làng đánh giặc bằng vũ khí: "Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
"Tiếng cụ Mết ồ ồ: "Chém!, Chém hết!" (...). Cụ Mết chống giáo xuống sàn
nhà, tiếng nói vang vang: - Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên!"...Thật rực rỡ như
một trang sử thi anh hùng!. Tnú, Mai, Dít là những nhân vật đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên, thế hệ chủ lực đánh đế quốc Mỹ ở Tây Nguyên. Trong những thanh niên ưu tú đó thì Tnú là tiêu biểu. Tnú là nhân vật anh hùng, được khắc họa bằng những nét độc đáo, giàu chất sử thi. Lúc nhỏ, Tnú đã là một đứa bé gan góc, táo bạo, quả cảm. Mặc dù địch khủng bố dã man (chặt đầu người đi nuôi cán bộ cách mạng) nhưng Tnú và Mai vẫn là hai người đi đầu trong việc này. "Trong đám đó, hăng nhất có Tnú và Mai (...) để cán bộ ngủ một mình ngoài rừng một đêm, bụng dạ không yên được. Lỡ giặc
lùng, ai dẫn cán bộ chạy". Khi học chữ thua Mai, Tnú trừng phạt mình bằng
cách "lấy đá đập vào đầu, chảy máu ròng ròng". "Tnú hay quên chữ nhưng đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng (...) Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác
băng băng như một con cá kình". Khi bị địch bắt, tra tấn dã man, hỏi cộng sản
ở đâu, Tnú đặt tay lên bụng nói "Ở đây này!", rồi lại bị tra tấn nhưng Tnú vẫn không chịu nói. Quả là tư cách, phẩm chất của một anh hùng!. Trưởng thành, Tnú càng tỏ rõ phẩm chất anh hùng, dũng cảm. Anh yêu quê hương tha thiết và căm thù giặc mãnh liệt. Bọn Mỹ - Diệm gọi Tnú là con cọp rừng: "Con cọp
đó mà không giết sớm, nay nó làm loạn núi rừng này rồi". Chúng tìm mọi
cách bủa vây để bắt cho được Tnú. Câu chuyện được dồn vào một thời điểm đặc biệt, vào cái đêm khủng khiếp và gây ấn tượng trong suốt cuộc đời của mỗi người dân làng Xô Man. Không bắt được Tnú, bọn thằng Dục bắt hai mẹ con Mai - vợ con của Tnú và tra tấn bằng cây gậy sắt cho đến chết. Tnú nấp ở gần đấy, căm giận, lao vào lũ giặc với tiếng thét dữ dội và đôi mắt như "hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tay Tnú và lấy nhựa xà nu tẩm đốt, "Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó gí cây lửa lại sát mặt anh:
- Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào! Số kiếp chúng mày không phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không!
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón (...). Mười ngón tay đã
thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng ". Có
thể nói hình ảnh bàn tay là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh. Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời. Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói cộng sản "ở đây này", từng được Mai cầm bàn tay ấy lên mà khóc khi anh thoát ngục trở về... Khi kẻ thù đốt mười ngón tay anh, bàn tay thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù. Lúc đó "Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng (...) Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của
anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn...".Thế là giông bão nổi
lên. Từ hận thù đã biến thành hành động. Sau tiếng thét dữ dội của Tnú, dân làng bột phát vùng lên giết sạch mười tên giặc. "Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính
giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó". Rồi vết thương lành lại. Mỗi ngón tay
cụt một đốt. Còn lại hai đốt vẫn có thể cầm giáo, bắn súng. Và Tnú đã lên đường trả hận cho những người thân yêu đã ngã xuống, trả hận cho quê hương. Với chính đôi bàn tay bị cụt mười ngón ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng những thằng Dục - theo anh, bọn giặc đứa nào cũng là thằng Dục!.
Bên cạnh Tnú luôn có Mai - người đồng chí thân tình, người bạn đời thuỷ chung. Khi Mai ngã xuống lại có Dít đứng lên đi tiếp con đường đấu tranh của chị và dân làng Xô Man. Dít cũng giống như Mai, từ nhỏ cô đã rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gan dạ, kiên cường. Bị kẻ thù bắt, bắn doạ để khủng bố tinh thần, Dít vẫn thản nhiên lạ lùng, với đôi mắt mở to bình thản. Càng trưởng thành, Dít càng chứng tỏ bản lĩnh, phẩm chất của một người anh hùng. Cô tích cực tham gia cách mạng, chiếm được cảm tình của dân làng Xô Man, trở thành nòng cốt của cuộc kháng chiến hôm nay, nối tiếp xứng đáng truyền thống anh hùng của dân tộc. Bé Heng là thế hệ tương lai của cách mạng. Mặc dù không được miêu tả nhiều trong tác phẩm, nhưng nhân vật này lại có ý nghĩa quan trọng, làm đẹp hơn, hoàn chỉnh hơn bức tranh về vẻ đẹp truyền thống anh hùng của các thế hệ người dân Tây Nguyên.
Một thành công nữa của Nguyễn Trung Thành trong thiên truyện này không thể không kể đến đó là việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Miêu tả cánh rừng xà nu đại ngàn, nhà văn dùng ngôn ngữ giàu tính tạo hình: "Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay
gắt...". Hơn nữa nhà văn còn sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại - một
biện pháp truyền thống của sử thi để miêu tả rừng xà nu: "Cứ thế hai ba năm
nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...". Bên cạnh
đó, giọng điệu sử thi được biểu hiện rất phong phú trong Rừng xà nu. Suốt chiều dài tác phẩm, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng thành công giọng điệu ngợi ca, thành kính thể hiện thái độ ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Mỹ. Không chỉ vậy, khi miêu tả thế hệ người Việt Nam vùng lên đấu tranh, Rừng xà nu mang giọng điệu hào hùng. Cho nên giọng trần thuật mang màu sắc sử thi đã tái hiện thành công không khí của những ngày đồng khởi trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.
Tóm lại, viết Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành "đã quan tâm đến vẻ đẹp và sự hùng tráng của dân làng Xô Man, cũng như của núi rừng Tây Nguyên. Chất hiện thực của những cuộc đời và con người có thật có một sức hấp dẫn đặc biệt tạo nên cái nền khỏe khoắn của câu chuyện. Nhưng bay bổng