Giai đoạn từ 1965 đến 1975

Một phần của tài liệu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng (Trang 51 - 63)

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyên Ngọc trở lại chiến trường miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác dưới bút danh Nguyễn Trung Thành. Hàng loạt các tác phẩm với nhiều thể loại ra đời trong thời kì này như tùy bút Đường chúng ta đi, Trận đánh bắt đầu hôm nay; bút kí Người dũng sĩ

dưới chân núi Chư Pông, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc; kí sự

Đất lửa; truyện ngắn Rừng xà nu; tiểu thuyết Đất Quảng,... Tất cả các tác

phẩm đều nóng hổi tinh thần chiến đấu, với những tấm gương anh hùng quả cảm, hết lòng vì sự nghiệp cứu nước, giọng văn hào hùng, khích lệ, tràn đầy cảm xúc. Trong những sáng tác này, Nguyên Ngọc đều tập trung đi tìm câu trả lời cho "Một câu hỏi lớn lao, bức xúc, nóng hổi: Bằng cách nào đây, bằng con đường nào đây, đánh ngã kẻ thù tàn bạo, đánh đổ con ác thú Mỹ, để giữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở tùy bút, bằng giọng điệu chính luận trữ tình đằm thắm, thiết tha, với suy nghĩ bay bổng nhưng chín chắn và điềm tĩnh, thay mặt cho những người lính Nguyễn Trung Thành đã bày tỏ cảm xúc: "Những người lính đều hiểu rằng muốn tiêu diệt quân giặc, phải hiểu rõ chúng và tự hiểu rõ mình. Chính vì thế mà cần có những người trinh sát gan dạ, từng trải và thông minh. Mười năm nay chúng ta đã nguyện làm đội trinh sát trong đoàn quân rộng lớn những người lao động đau khổ trên trái đất. Mười năm nay chúng ta trinh sát

và tiến đánh con ác thú đế quốc Mỹ... Suy nghĩ về kẻ địch và về chính mình.

Chân lí đã mọc lên từ trong máu đổ mười năm. Bằng máu và nước mắt, bằng những hi sinh không bờ bến, chúng ta đã đốt lên ngọn đuốc soi đường, soi rõ bộ mặt, tâm địa, gan ruột kẻ thù, soi rõ gót chân A-sin của chúng nó rồi! Và soi rõ cả quả tim ta, những sức lực và trí tuệ tiềm tàng trong máu và trong

cánh tay ta! Rồi chúng ta đứng dậy" (Đường chúng ta đi). "Chúng ta ra đi từ

giữa bùn đen và đau thương. Chúng ta ra đi từ chỗ chưa phải là con người.

Ôi, cái chân lí lạ lùng và kì diệu: muốn làm người thì phải đổ máu. Bởi vì

muốn làm người thì nhất thiết phải chiến thắng", "khi kẻ thù cướp đi mất của

mình những gì thân yêu nhất thì mình phải lau nước mắt, bước tới một bước nữa, xáp mặt kẻ thù gần hơn nữa, với một khẩu súng trong tay và một lời hỏi

tội trong quả tim" (Trận đánh bắt đầu hôm nay). Nguyễn Trung Thành nói về

một con đường - "đường chúng ta đi", con đường đi từ trong máu và nước mắt, từ trong nước sôi lửa bỏng đến cái ngày chúng ta được cầm súng trong tay. "Qua máu lửa, chúng ta hiểu kĩ hơn, sâu hơn, quả tim Việt Nam chúng ta đúc bằng gang và trí tuệ chúng ta đã chín đến chừng nào (...). Chúng ta hiểu chúng ta rồi, và chính vì thế mà sức chúng ta càng mạnh hơn bao giờ hết, niềm tin của chúng ta càng vững như thép và tình yêu dân tộc trong chúng

ta càng thấm sâu vô cùng"(Đường chúng ta đi). Và nhà văn nói về "một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong những chuỗi năm tháng dài vô tận của cuộc sống, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn năm trước cha ông chúng ta thường ngước mắt ngóng trông về ngày đó, và vĩnh viễn về sau, lớp lớp những thế hệ nối tiếp chúng ta sẽ tự hào xúc động quay nhìn lại ngày đó như nhìn một ngọn tháp vòi vọi trong không gian và thời gian, ánh sáng của ngôi sao bất diệt từ đỉnh tháp ấy sẽ mãi mãi soi đường cho cuộc đi tới dũng cảm và bất tận của con

người"(Đường chúng ta đi).

Tiếp tục dòng cảm xúc khi nghĩ về "những ngày rất kì lạ" ấy, Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn Rừng xà nu. Qua câu chuyện kể về Tnú của cụ già Mết với dân làng Xô Man, chuyện của một đời con người được kể trong một đêm, nhà văn đã giúp người đọc hiểu được nguyên nhân của ngày Đồng khởi. Đồng khởi chính là sự bùng nổ của những căm hờn chất chứa từ lâu, bởi những tội ác vô cùng man rợ mà kẻ thù đã gây ra, bởi "Chúng nó đã cầm

súng, mình phải cầm giáo". Một thời điểm ngắn, một ngày sống với làng quê

của Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về mở ra cả một quãng đường dài của nhân dân, của cách mạng, từ quá khứ đến tương lai, từ những đau thương lớn đến một cuộc đồng khởi vĩ đại, "cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy

khắp rừng". Được viết với bút pháp chặt chẽ, chất tượng trưng quyện chặt với

đời thực, cô đúc lại từ một khối vốn sống phong phú nhiều mặt, Nguyễn Trung Thành đã dựng lại cả quá trình cuộc sống của một con người, một dân tộc trong những mảng đậm nhất, gây xúc động nhiều nhất.

Đến tiểu thuyết Đất Quảng, nhà văn vẫn tiếp tục cái hàm súc, cô đúc đó của Rừng xà nu. Bao nhiêu ý nghĩa trong chữ "đất" đã được gợi ra ngay từ trong câu ca dao xứ Quảng được chọn làm đề từ cho tác phẩm:

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm Rượu Hồng đào chưa nhấm đã say.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất, tượng trưng cho quê hương, và đất, tượng trưng cho truyền thống tổ tiên ông bà. Đất mang nặng đau thương oán thù, đất cháy lửa và sinh sôi. Con người gắn với đất, và tô điểm cho đất bằng máu và nước mắt của mình. Bối cảnh của truyện là một vùng "đất Quảng" xơ xác vì địch quần phá: "Nhìn lại sau lưng chỉ thấy một vùng mênh mông không người, xóm làng bị đốt trụi, ruộng vườn bị xéo nát, mặt đất đâu đâu cũng nồng lợm hơi thuốc đại bác lân

tinh nửa tháng rồi còn âm ỉ bốc cháy". Nhưng ở nơi giặc Mỹ và tay sai dã

man định tiêu diệt mọi sự sống ấy thì chính nơi đó sức sống lại sôi lên mãnh liệt nhất: "Có cái gì đang rùng rùng chuyển động trong lòng sâu của đất, mặt đất mà quân thù tưởng đã ém chặt được bằng máu và tội ác, có cái gì đang báo hiệu náo nức và đe dọa trong những tảng mây cuồn cuộn vần vũ trên bầu trời, trong khối lớn hàng triệu con người căm uất cùng cực đau khổ. Hàng triệu con người bỗng hiểu ra rằng mong ước lớn nhất, da diết nhất âm ỉ đốt cháy tâm can họ năm sáu năm trời nay chính là mong ước một cuộc nổi dậy, một trận đánh, một cuộc chiến tranh thiêng liêng. Và cuộc chiến tranh ấy đã đến". Với Đất Quảng, Nguyễn Trung Thành dẫn ta đi vào không khí một cuộc chiến đấu giữa địch và ta ngay từ đầu đã căng thẳng và có ý nghĩa điển hình.

Nhưng cuốn tiểu thuyết chưa được viết xong. Cuộc sống đang được người viết triển khai. Sự đấu sức sẽ bước vào thời kì căng thẳng nhất khi thằng địa chủ ác ôn Hứa Min bước vào "sân khấu", và đằng sau đó cả một đám giặc Mỹ làm nền. Thử thách quyết liệt đã mở ra với cái chết của bé Xuyến, và thêm chút bí mật, li kì là sự xuất hiện của một người đàn bạ lạ mặt - mụ Tám. Chính nhân vật này sẽ có khả năng mở ra nhiều tình huống về sau cho sự đọ sức tiếp giữa ta và địch. Không khí Đất Quảng cũng tương tự như không khí Ở xã Trung Nghĩa của Nguyễn Thi. Cuộc sống không thể dừng lại đấy, có một sự chuyển động gấp rút bên trong đang đẩy nó đi tới một cao trào. Cao trào đầy kịch tính. Chính trong những cao trào đầy kịch tính như thế, nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn nhằm đưa tới cho ta một bức tranh rộng lớn về cuộc chiến đấu ở miền Nam. Ở đó bộ mặt của kẻ thù càng man rợ bao nhiêu, ý đồ và khát vọng của chúng càng sâu độc bao nhiêu thì sự kiên trì, anh dũng chịu đựng những gian khổ, những thử thách lớn lao và quyết tâm tiêu diệt kẻ thù đến cùng của nhân dân miền Nam càng mạnh mẽ bấy nhiêu.

* * *

Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Trung Thành luôn chú ý miêu tả, khắc họa bộ mặt kẻ thù để từ đó khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại đánh Mỹ. Việc mô tả kẻ thù, và nói chung là các loại nhân vật tiêu cực và phản diện rất cần thiết, như một mặt tương phản để làm nổi bật nhân vật chính - nhân vật anh hùng - con người mới của chúng ta. Đấu tranh càng quyết liệt, những thử thách đặt ra cho con người càng lớn, thì phẩm chất anh hùng của con người càng có điều kiện bộc lộ. Vì thế trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành, nhân vật chính diện luôn luôn được hiện lên rõ nét. Đó là cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng...trong Rừng xà nu; đó là ông già sông Trúc, Sáu Thắm, Vân, Vi, Hoàng, bé Sơn, bé Xuyến, bé Xí...trong Đất Quảng; đó là Lê Văn Nghiêu trong Trên quê hương những

anh hùng Điện Ngọc; đó là mẹ Lúa, chị Thanh, anh Quyết trong Đất lửa,...

Tất cả họ đều là những anh hùng quả cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của dân tộc. Ở những nhân vật này, chúng ta nhận ra hình ảnh con người miền Nam của Việt Nam với tất cả những đau thương lớn lao, nhưng cũng với tất cả vẻ rạng rỡ trên gương mặt. Bởi vì ở họ cùng lớn lên với nỗi đau chồng chất là sự lớn lên của sức chịu đựng, của ý chí quyết tâm biến căm thù thành hành động, ở sự nhận thức đúng đắn về con đường đi của mình trong con đường đi chung của nhân dân, của dân tộc. Tiêu biểu như Tnú

Rừng xà nu trưởng thành trong những ngày tháng bom đạn ác liệt của kẻ thù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của đồn giặc". Không cam chịu chấp nhận cảnh quê hương bị kẻ thù tàn phá,

bà con làng quê mình bị giết hại, Tnú đã quyết định "đi lực lượng" để trả mối thù cho quê hương, cho những người thân yêu. Tnú ra đi trong nỗi đau xé lòng sau khi chứng kiến cảnh vợ con mình bị kẻ thù dùng cây gậy sắt đập chết; bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay. Nỗi đau ấy đã khơi thành ngọn lửa căm thù, lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù tàn bạo. Tnú trở thành niềm tự hào của nhân dân làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Hay Sáu Thắm ở Đất Quảng lớn lên cùng nỗi đau quê hương bị kẻ thù tàn phá. Rồi đến khi lấy chồng, sinh con, chị lại phải trải qua cơn vượt cạn trong lao quận, "hai tay còn bị đóng chặt trong xiềng sắt", đứa con đầu lòng của chị

"rơi ra trên nền xi-măng lạnh đến nỗi suốt một ngày đầu không cất được

tiếng khóc, chỉ chắp mãi đôi môi tím rịm như một con cá bị ném lên cạn". Và

cảnh chồng chị bị kẻ thù tra tấn đến nát phổi, "anh ho ra từng cục huyết bầm

lợn cợn". Song kẻ thù đâu đã dừng tay, chúng vẫn tiếp tục đàn áp, khủng bố

nhân dân, truy diệt cán bộ cách mạng. Anh Quế - chồng Thắm đã bị thằng Hứa Xâng giết hại. "Thắm mê mẩn điên dại" tưởng như "không gượng lên nổi nữa". Nhưng rồi nhớ lời căn dặn của chồng, Sáu Thắm đã vực dậy để "đi tìm

đồng chí". "Chẳng phải tìm lâu, thực ra thì hơi thở lửa hừng hực trên khắp

đồng bằng Quảng Nam đã giục những con người đau khổ nhất đứng dậy đi

tìm đến nhau". Và Sáu Thắm đã trưởng thành nhanh chóng trên mảnh đất quê

hương chìm trong khói lửa bom đạn của kẻ thù. Qua cuộc đời chị, chị hiểu rằng: "Mảnh đất đây cũng như cuộc đời chị, trui rèn trong đau thương cùng

cực rồi và từ đó mà đứng dậy, còn gian lao ác liệt nào đánh ngã nổi". Cũng

như Sáu Thắm, chị Thanh ở Đất lửa cũng trưởng thành trong "những ngày

khủng khiếp nhất trong cuộc chiến đấu của miền Nam ta". Sau khi anh Quyết -

chồng chị bị bọn thằng Hứa Xâng cắt tiết, rồi vứt xác anh xuống sông, chị Thanh với "tất cả tình yêu của chị, hạnh phúc của chị, đau thương của chị,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hai hòn máu của chồng chị để lại, và cả kẻ thù nữa, tất cả đều thống thiết gọi

chị khẩn trương chuẩn bị cho một ngày cầm súng và nổi dậy", v.v...

Rõ ràng với Nguyễn Trung Thành, cuộc chiến đấu trên đất lửa miền Nam đã được thể hiện trong những đường nét vô cùng quyết liệt. Và để góp phần chứng tỏ điều đó, nhà văn đã không ngần ngại cho chúng ta chứng kiến

tội ác của kẻ thù, cũng như những đau thương lớn mà nhân dân miền Nam

phải chịu đựng trong suốt mấy chục năm qua. Nhưng cuộc sống không phải chỉ có đau thương. Đúng ra đau thương chính là chỗ xuất phát cho nhà văn đi tới tìm hiểu sức mạnh của lòng căm thù, và từ căm thù nhà văn đi tới giải thích các chiến công của quần chúng cách mạng.

Những trang đặc sắc của Nguyễn Trung Thành là những trang ông đi vào quá trình đó của cuộc sống, cũng chính là quá trình ông đi vào sức mạnh và vẻ đẹp của con người miền Nam. Con người miền Nam, đối với Nguyễn Trung Thành hẳn là một đối tượng đầy hấp dẫn mà bấy nhiêu thời gian, bấy nhiêu trang viết, nhà văn mới chỉ có thể nêu được một vài nhận xét khiêm tốn. Nhưng chúng ta thấy rõ, bằng những quan niệm, những suy nghĩ đúng đắn và có phần độc đáo, nhà văn dường như đang đi vào thời kì chín muồi của quá trình tích luỹ để chuẩn bị cho sự ra đời của những hình tượng có tầm khái quát lớn.

Là nhà văn luôn có ý thức muốn nhìn nhận cuộc sống trong cả quá trình, muốn làm sáng rõ hành động con người từ những động cơ, những nguyên nhân, Nguyễn Trung Thành đặc biệt lưu ý chúng ta một nét khá nổi bật này ở nhân vật: đó là lòng căm thù và sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ về kẻ thù. Bởi vì, theo ông, hai mặt này thường gắn với nhau: họ cần hiểu kẻ thù để làm cho chí căm thù của mình luôn được mài sắc và luôn đúng hướng. Nói cách khác, họ cần biết nâng nỗi căm thù riêng của mỗi cá nhân lên thành nỗi căm thù chung của giai cấp, của dân tộc. Chính vì thế, thằng Xí - cháu bà Lúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(trong Đất Quảng), cha đi bộ đội, mẹ bị một thằng Mỹ sún răng hiếp rồi mổ bụng, "từ đó gặp thằng Mỹ nào nó cũng cố tìm coi thử có sún răng không"? Xí đi tìm một thằng Mỹ sún răng. Nhưng cách mạng miền Nam thì phải tìm và tiêu diệt hết thảy bọn đế quốc Mỹ xâm lược. Bà con làng Xô Man muốn giết một thằng Dục - kẻ đã dùng cây gậy sắt đập chết mẹ con Mai và dùng nhựa xà nu tẩm đốt mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng Tnú "đi lực lượng" phải quyết giết cho hết tất cả những thằng Dục, bởi lẽ "chúng nó đứa nào cũng là

Một phần của tài liệu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)