Giới thuyết về phong cách sử thi

Một phần của tài liệu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng (Trang 80 - 83)

Sử thi là một thuật ngữ văn học bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ (épos).

Từ xa xưa sử thi đã tồn tại với hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, sử thi là tự sự, một trong ba loại hình cơ bản của văn học (theo phân loại của Arixtôs: tự sự, trữ tình, kịch); còn theo nghĩa hẹp, sử thi là thể loại truyền miệng hoặc thành văn. Hiện nay, phạm trù sử thi trong nghiên cứu văn học đang tồn tại nhiều cách hiểu:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, sử thi (còn gọi là anh hùng ca) là "Thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn vì, theo Hêghen, "Nội dung và hình thức của nó thực sự là toàn bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày dưới hình thức

khách quan của một biến cố thực tại". Các nhân vật chính của sử thi là những

anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả khá tỉ mỉ, đầy đủ từ cách ăn mặc, trang bị, đi đứng đến những trận giao chiến với kẻ thù, những chiến công lừng lẫy và đôi khi cả những nét trong sinh hoạt đời thường của họ nữa, điều đáng chú ý là tất cả những cái này đều được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường".

Giáo sư Nga G.N.Pôxpêlôp lại cho rằng: sử thi là một "loại hình thuộc thể tài lịch sử dân tộc tồn tại trong suốt tiến trình văn học". Trong giai đoạn phát triển ban đầu, xuất hiện các thể tài lịch sử dân tộc miêu tả con người với quá trình tham gia tích cực vào các sự kiện của đời sống xã hội, đó là những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh và vẻ đẹp của cộng đồng. Thể tài này bộc lộ ở các tác phẩm xa xưa nhất thuộc thời kì sáng tác nguyên hợp như Iliát, Ôđixê

(Hi Lạp), Mahabharata, Ramayana (Ấn Độ), Đăm Săn, Xinh Nhã (Việt Nam)... Ở các giai đoạn về sau, khi đã hình thành các nhà nước quân chủ cùng với sự xuất hiện của những hệ tư tưởng công dân tiến bộ, thể tài lịch sử -

dân tộc được khai triển trên nhiều bình diện mới và bộc lộ trong những sáng

tác thuộc phạm vi cá nhân. Lúc này, trong văn học các nước khác nhau xuất hiện nhiều tác phẩm sử thi tiếp nối các sử thi cổ đại. Những tác phẩm đó thuộc các thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, thơ, trường ca. Tiêu biểu như ở Nga có các tiểu thuyết: Chiến tranh và Hòa bình

(L. Tônxtôi), Người mẹ (M. Goorki ), Sông Đông êm đềm (Sôlôkhốp)...; trường ca V.I. Lênin (Maiacốpxki). Còn ở Việt Nam có các tiểu thuyết: Sống

mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ

(Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc); Thơ: Ta đi tới, Ba

mươi năm đời ta có Đảng, Việt Bắc...(Tố Hữu), Người đi tìm hình của nước,

Tiếng hát con tàu... (Chế Lan Viên)...; Trường ca: Mặt đường khát vọng

(Nguyễn Khoa Điềm), Những người đi tới biển (Thanh Thảo) v.v...

Như vậy, với cách hiểu này cho phép các tác phẩm dù thuộc thể loại nào chăng nữa, nếu chúng mang nội dung lịch sử dân tộc và có hình thức biểu đạt tương ứng thì vẫn có thể coi là có tính chất sử thi. "Các tác phẩm với chủ đề ấy (tức chủ đề lịch sử dân tộc - chúng tôi nhấn mạnh) đã xuất hiện cả trong thời đại lịch sử tiếp theo sau đó và đang xuất hiện cả trong thời đại của chúng ta" (G.N.Pôxpêlôp). Tuy chúng có sự khác biệt đáng kể về mặt hình thức thể loại so với sử thi giai đoạn "thế kỉ của những người anh hùng" nhưng rõ ràng là chúng có những "đặc điểm lặp lại" mang tính lịch sử của sử thi. Nói cách khác, nội dung của những đặc trưng cơ bản của sử thi cổ đại dần dần biến đổi và được các thể loại hiện đại tiếp nhận để hình thành nên các thể loại sử thi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới như tiểu thuyết sử thi, truyện ngắn sử thi, thơ sử thi... Và như thế có thể nói "khái niệm sử thi ở đây không hề đồng nhất với sử thi cổ đại, với tính chất tự sự khách quan, dung lượng lớn, kể hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống như bách khoa thư. Sử thi ở đây hiểu là khuynh hướng ưu tiên cho chủ đề dân tộc, mâu thuẫn địch ta, xây dựng những con người tiêu biểu cho ý chí phẩm chất cao đẹp của dân tộc" (Trần Đình Sử).

Sử thi ra đời trong những thời đại có biến cố lịch sử đặc biệt có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc, nhân dân. Thời đại diễn ra những xung đột dữ dội, những sự kiện kì vĩ ấy được gọi là thời đại có trạng thái sử thi. Trong những thời đại như thế, tinh thần dân tộc và ý thức cộng đồng là động lực mạnh mẽ tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho cả cộng đồng, đoàn kết muôn người như một, coi nhau như anh em để chiến thắng kẻ thù, vượt qua trở ngại, thực hiện mục đích chung của cả cộng đồng. Cũng trong những thời điểm lịch sử đặc biệt ấy, lòng tự hào dân tộc và ý thức gắn bó sống còn với cộng đồng đã khiến mỗi cá nhân tự giác đề cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, động cơ cá nhân luôn hòa đồng với mục đích và quyền lợi của cộng đồng.

Xung đột trung tâm của sử thi là xung đột cộng đồng, xung đột trong phạm vi lịch sử - dân tộc, có quy mô kì vĩ, có cường độ dữ dội, hướng tới mục đích và quyền lợi của cả cộng đồng. Nguyên tắc trên chi phối cách tổ chức của cả bốn kiểu xung đột trong xung đột cộng đồng của sử thi: xung đột chiến tranh giữa các cộng đồng dân tộc; xung đột giữa con người trong cộng đồng với thế giới tự nhiên; xung đột về tôn giáo; xung đột mang tính thời đại lịch sử. Trong bốn kiểu xung đột này, xung đột chiến tranh là kiểu xung đột phổ biến và mang tính đặc thù nhất. Bên cạnh xung đột chiến tranh còn có xung đột thế sự và xung đột đời tư mang ý nghĩa thời đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhân vật chính, nhân vật trung tâm của sử thi thường được xây dựng và khắc họa bằng những nét tính cách, phẩm chất, trí tuệ, sức mạnh, tài năng phi thường, kì vĩ. Đó là những anh hùng sử thi có vẻ đẹp vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại. Với ý thức cộng đồng, người anh hùng sử thi không bao giờ tách rời khỏi tập thể nhân dân anh hùng. Tập thể của những con người có tên và không tên, mang sức mạnh tiềm tàng tiếp sức cho người anh hùng trên từng chặng đường lập chiến công vì lợi ích cộng đồng.

Bức tranh hiện thực trong những tác phẩm có tính sử thi thường được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, có quy mô hoành tráng, kì vĩ.

Ngôn ngữ trang trọng; giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca, tự hào; sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, phóng đại, v.v...

Một phần của tài liệu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng (Trang 80 - 83)