5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với chính phủ
Thứ nhất, Nguồn vốn của nhà nƣớc hỗ trợ cho doanh nghiệp không thể vi phạm cam kết WTO, tức là không hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ gián tiếp. Cần công khai hình thức hỗ trợ gián tiếp. Với những nguồn lực có trong tay, thông qua các công ty đầu tƣ tài chính của nhà nƣớc để mua cổ phần của DNVVN, hoặc mua trái phiếu của DNVVN đƣợc phát hành trái phiếu theo dự án.
Nghiên cứu việc nhà nƣớc góp vốn thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN, sửa đổi Quyết định 193 chuyển Quỹ bảo lãnh tín dụng thành Quỹ hỗ trợ phát triển DNVVN: Tăng vốn cấp của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, từ mức tối đa không quá 30% vốn điều lệ lên 50% và có cơ chế tăng giảm nguồn vốn này. Các Quỹ có điều lệ riêng, cần ban hành mẫu hƣớng dẫn xây dựng điều lệ để các tỉnh thành phố nhanh chóng triển khai.
Thứ hai, Nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại là nguồn vốn quan trọng của DNVVN, Ngân hàng Nhà nƣớc cần chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại xây dựng kế hoạch định hƣớng cho vay các DNVVN với số dƣ nợ tín dụng đạt đến trên 60% tổng dƣ nợ. Ngân hàng thƣơng mại cần tăng cƣờng tiếp thị với tƣ cách ngân
hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của DNVVN, có các biện pháp thẩm định món vay, giám sát và đôn đốc thu nợ thay cho việc đòi hỏi các thế chấp cầm cố vƣợt quá khả năng của DNVVN, phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác và doanh nghiệp có hợp đồng kinh tế để cho vay.
Thứ ba, Phát huy vai trò của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. Điều lệ Quỹ cần thể hiện rõ cơ chế góp vốn của các thành viên là DNVVN theo hƣớng linh hoạt đối với nguồn vốn góp vƣợt mức tối thiểu. Các thành viên thông qua quỹ để huy động vốn đầu tƣ các dự án, chuyển hoá vốn của quỹ thành nguồn vốn của DNVVN trên cơ sở thoả thuận việc tăng giám vốn của các thành viên góp vốn nhƣ vậy vẫn bảo đảm an toàn của quỹ và thuận lợi cho DNVVN góp vốn công khai vào dự án.
Thứ tư, DNVVN phát huy nội lực. Đây là hƣớng cơ bản, lâu dài, thƣờng xuyên đối với chủ doanh nghiệp, ngoài nguồn vốn trên, DNVVN còn nhiều biện pháp huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật dân sự và kinh tế. Để tiếp cận các nguồn vốn của các quỹ và ngân hàng, DNVVN phải có vốn đối ứng từ tích luỹ vốn bằng tài sản hữu hình và vô hình, bằng uy tín và các mối quan hệ tích cực để bảo đảm vốn kinh doanh.
Cơ quan quản lý nhà nƣớc không can thiệp vào quyền huy động vốn hợp pháp của DNVVN nhƣng có thể phổ biến các kinh nghiệm và thúc đẩy hoạt động kiểm toán độc lập, nộp báo cáo tài chính, báo cáo thuế để tƣ vấn, khuyến cáo. Các tranh chấp kinh tế nên để các bên hiệp thƣơng, trọng tài xét xử, kiềm chế việc hình sự hoá các tranh chấp.
Thứ năm, tập trung đào tạo chủ DNVVN đây là lực lƣợng quan trọng nhất, chƣơng trình đào tạo phù hợp với 40% chủ DNVVN ở bậc học phổ thông. Có thể mở nhiều lớp học miễn phí, phát tài liệu và dùng các câu hỏi, bài tập trắc nghiêm, bài học tình huống mà nhóm học viên tự đƣa ra và giải quyết. Chƣơng trình học có thể đƣợc đƣa lên các phƣơng tiện truyền thông để nhiều ngƣời tham gia.
Thứ sáu, Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trƣờng pháp lý về hoạt động bán hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể: Không hạn chế việc tham gia góp của bên nƣớc ngoài dƣới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nƣớc ngoài đƣợc nắm giữ.
Thứ bảy, Sửa đổi cơ bản quy chế quản lý ngoại tệ và cơ chế điều hành tỷ giá theo hƣớng tự do hóa các giao dịch vãng lai, kiểm soát có sự lựa chọn các giao dịch tài khoản vốn, làm cho đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi, loại bỏ dần
những hạn chế về mua bán ngoại tệ, về mở tài khoản thanh toán ngoại tệ ở nƣớc ngoài cũng nhƣ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm nội địa.
Thứ tám, Xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập an toàn hiệu quả, dễ giám sát, đồng thời lập một chƣơng trình về hội nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin tài chính, tiền tệ thế giới.
Thứ chín, Xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung các quy định pháp luật ngân hàng về cấp phép hiện diện thƣơng mại, về tổ chức, hoạt động, quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng kể cả trong và ngoài nƣớc hƣớng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO, các quy định pháp luật cần tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và có thể dự báo. NHNN hiện đang dự thảo Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động của NHTMCP, Thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định 22 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt nam, trong đó sẽ cụ thể hoá các cam kết liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt nam.
Thứ mười, Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới nhƣ quản lý ngân quỹ, quản lý danh mục đầu tƣ, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thuê mua tài chính…Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ theo hƣớng linh hoạt, chủ động theo kịp sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt đƣợc chính sách tiền tệ hiệu quả.
Thứ mười một, Duy trì việc tự do hóa công cụ lãi suất. Để NHNN thực sự là ngƣời cho vay cuối cùng trên thị trƣờng liên ngân hàng cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hƣớng sử dụng lãi suất tái chiết khấu nhƣ lãi suất sàn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trƣờng liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các NHTM trên thị trƣờng.