5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Về phía ACB Thái Nguyên
Một là, ACB Thái Nguyên cần tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các thể lệ, quy chế, quy trình tín dụng, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng trên cả hai mặt của quá trình hoạt động là huy động vốn và cho vay vốn trên cơ sở vốn đã huy động đƣợc. Đồng thời, các ngân hàng cần đa dạng hoá các phƣơng pháp tiếp cận doanh nghiệp nhƣ việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng Internet, nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay của doanh nghiệp.
Hai là, tăng cƣờng nhận thức của các nhân viên ngân hàng về mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để họ thấy đƣợc đó là quan hệ tác động qua lại trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cần nhận thức rằng, những tồn tại, yếu kém trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ về phía các doanh nghiệp, mà còn về phía các ngân hàng. Việc thiếu hiểu biết về đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫn đến việc xây dựng các quy trình và thủ tục cho vay không hợp lý và do đó, làm cản trở hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách khách hàng. Chính sách khách hàng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chính sách tín dụng của NH nhằm xác định đối tƣợng KH mục tiêu của ngân hàng và những trƣờng hợp bị hạn chế hoặc cấm tài trợ. Chính sách KH đƣợc xây dựng dựa trên việc nghiên cứu
KH, xác định rõ nhu cầu của KH trong hiện tại, tƣơng lai cũng nhƣ những kì vọng của KH vào NH để đa dạng hóa sản phẩm, tối đa hóa lợi ích của KH. Việc xây dựng đƣợc chính sách khách hàng linh hoạt và hợp lý sẽ giúp cho NH tăng cƣờng khả năng tiếp cận khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng và mở rộng thị phần hoạt động.
Bốn là, Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN, lãi suất của khoản vay là nguồn thu của NH nhƣng lại là chi phí của KH. Do đó giữa KH và NH luôn có mong muốn trái chiều về lãi suất. Lãi suất của NH trƣớc hết phải phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc, đồng thời cần phải dựa trên nhu cầu của thị trƣờng. Để khuyến khích KH vay vốn, ACB Thái Nguyên cần xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tƣợng KH, từng khoản vay.
Để xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lí và linh hoạt với từng đối tƣợng khách hàng, Chi nhánh phải chú trọng công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng, từ đó có chính sách đãi ngộ ở từng thang bậc khác nhau. Đây là công tác quan trọng nhằm sàng lọc những KH có quan hệ lâu năm và khuyến khích các KH mới tiếp tục tìm đến với NH. Đối với những KH truyền thống và có uy tín lâu năm trong vấn đề trả nợ, NH có thể cho vay với mức lãi suất thấp hơn.
Ngoài ra NH có thể xây dựng mức lãi suất khác nhau đối với từng khoản vay có cùng hạn mức, tùy vào đặc điểm, thời hạn, phƣơng thức giải ngân của món vay.
Để làm đƣợc điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nâng cao chất lƣợng khâu thẩm định giá tiền vay, đƣa ra mức lãi suất phù hợp với thị trƣờng, thu hút đƣợc KH và bảo đảm lợi nhuận cho NH. Chính vì vậy, việc định giá chính xác để đƣa ra lãi suất hợp lý là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Năm là, Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng. Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khảo sát thị trƣờng sản phẩm mà DN đang hƣớng tới.
Sáu là, Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá ngân hàng thông qua tác
phong, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy, ACB Thái Nguyên phải tăng cƣờng đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết về việc khách hàng có tiếp tục quay lại với ngân hàng hay không. ACB phải thƣờng xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra, thi sát hạch về nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp với khách hàng. Đặc biệt là tổ chức các buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm xử lí khủng hoảng truyền thông, nhằm xử lí tốt trong các tình huống bất ngờ và gìn giữ hình ảnh của ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc đào tạo về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quy định của Nhà nƣớc là không thể thiếu. Ban lãnh đạo ngân hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên cần có sự trao đổi thƣờng xuyên để nằm bắt tình hình thực tế của ngân hàng.
Chi nhánh cần xây dựng đƣợc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể đề cao tính trung thực, độc lập trong hành xử nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và cả đội ngũ quản lý của Chi nhánh. Từ đó tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xứ lí kịp thời đối với những trƣờng hợp vi phạm.