Phƣơng án sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.13. Phƣơng án sản xuất kinh doanh

Thực tế cho thấy các DNVVN hầu nhƣ chƣa chú tâm đến công tác lập kế hoạch một cách bài bản và tổ chức thực hiện nó theo các chuẩn mực và quyết tâm cao độ. Khảo sát đã chỉ ra có tới 62 % DN có phƣơng án sản xuất kinh doanh trung bình, 12% ở mức thấp; chỉ có 24% ở mức cao và 2% rất cao.

Bảng 17: Phƣơng án sản xuất kinh doanh

Frequency Percent Cumulative

Percent Valid Rất thấp 0 0,00 0,00 Thấp 18 12,0 12,0 Trung bình 93 62,0 74,0 Cao 36 24,0 98,0 Rất cao 3 2,00 100,0 Total 150 100,0

Nguồn: Tính toán của tác giả từ điều tra thực tế

Trung bình 62.0% Thấp 12.0% Rất cao 2.0% Cao 24.0%

Nguyên nhân của phƣơng án sản xuất kinh doanh của các DNVVN yếu kém là do:

Trƣớc hết, các doanh nghiệp nhỏ thƣờng không có bộ phận kế hoạch đầu tƣ. Bộ phận bán hàng và kinh doanh của các doanh nghiệp này thƣờng chỉ chú trọng vào công việc chính của mình là bán hàng và phát triển mạng lƣới kinh doanh, nhƣng ít khi lập ra kế hoạch hàng nǎm cho cả doanh nghiệp, từ phát triển thị trƣờng, sản phẩm, tài chính cho tới nhân sự. Chủ doanh nghiệp thì lại quá bận bịu với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày, không còn thời gian để tập trung vào việc vạch ra chiến lƣợc và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh nếu có đƣợc thực hiện thì cũng không thƣờng xuyên, nǎm có nǎm không.

Các chủ doanh nghiệp nhỏ thƣờng trực tiếp tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Họ thƣờng nghĩ rằng mình có chiến lƣợc "trong đầu" cộng với một đội ngũ kinh doanh và sản xuất giỏi là đủ. Nhân viên của các doanh nghiệp này ít khi đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp truyền đạt chiến lƣợc kinh doanh và các mục tiêu của doanh nghiệp, trừ những nhân viên chủ chốt. Các chủ doanh nghiệp cũng thƣờng nghĩ rằng bản kế hoạch kinh doanh chỉ là một xấp giấy có chữ và số chứ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Thực ra, để có đƣợc một bản kế hoạch kinh doanh, phải dành một thời gian nhất định để phân tích tình hình thị trƣờng, vạch ra mục tiêu, định hƣớng một cách đầy đủ.... hơn là chỉ suy nghĩ trong đầu.

Một lý do quan trọng khác là các doanh nghiệp nhỏ thƣờng thiếu thông tin, không có đủ nhân viên để theo dõi tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng, chƣa áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là lnternet, để tổng hợp, phân tích thông tin về thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Các doanh nghiệp này cũng chƣa quan tâm đến sự giúp đỡ của nhiều tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam và tận dụng các nguồn thông tin và phƣơng pháp quản lý mà các tổ chức này cung cấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)