Khái quát về ngân hàng Á Châu

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2.1.Khái quát về ngân hàng Á Châu

Lịch sử hình thành và phát triển. Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nƣớc và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đƣợc ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã đƣợc thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP- UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965 triệu đồng với tổng số 330 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.

Tính đến ngày 31/3/2012 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9.337 ngƣời. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.

Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T.

Ngày 17/05/2012, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa thông báo hạ bậc tín nhiệm xếp hạng sức mạnh tài chính của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB) từ mức D- xuống mức E+. Moody's cũng hạ xếp hạng phát hành và tiền gửi dài hạn của ACB từ mức B1 xuống mức Ba3. Moody’s đặt triển vọng ổn định cho ACB. Lần hạ bậc này đƣợc đƣa ra trong bối cảnh xem xét lại tất cả các ngân hàng trên toàn cầu có mức xếp hạng riêng cao hơn mức xếp hạng của quốc gia cũng nhƣ dựa trên các thƣớc đo về vốn và tài sản. Xếp hạng phát hành ngoại tệ dài hạng và xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn ở ACB vẫn đƣợc giữ nguyên lần lƣợt ở mức B1 và B2 với triển vọng tiêu cực dựa theo triển vọng trái phiếu ngoại tệ và trần lãi suất huy động của Việt Nam.

Chiến lược của ACB,Chuyển đổi từ chiến lƣợc các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang chiến lƣợc cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of differentiation). Định hƣớng ngân hàng bán lẻ (định hƣớng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Lĩnh vực kinh doanh: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tƣ, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nƣớc, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).

Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 1998, vốn điều lệ đƣợc nâng lên 341 tỷ đồng từ nguồn vốn cổ đông trong nƣớc và các tổ chức nƣớc ngoài. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB. Phần vốn thặng dƣ từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông nƣớc ngoài và lợi nhuận giữ lại hàng năm đƣợc dùng để tăng vốn điều lệ. Đầu năm 2006, vốn điều lệ ACB tăng đến 1.100,05 tỷ đồng. Kể từ ngày 25/05/2007 vốn điều lệ của ACB là 2.530.106.520.000 đồng. đó là một con số khổng lồ, vốn điều lệ nhiều tạo điều kiện để đầu tƣ cho ngân hàng trên mọi mặt

Nghiên cứu và phát triển, Với mục tiêu thu hút tạo sự khác biệt và là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ngân hàng ACB đã là ngân hàng tiên phong trong việc cung ứng nhiều sản phâm, dịch vụ hiện đại đầu tiên trong nƣớc nhƣ việc ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa ốc cho khách hàng tại Việt Nam, vào tháng 11/2003, ACB là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tự phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking đƣợc đƣa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS. Vào tháng 12/2006, đƣa sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ, ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng. Để làm đƣợc những điều đó, ngân hang ACB đã phải có một quá trình nghiên cứu kỹ thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trên cơ sở đó đƣa ra và phát triển các sản phẩm.

Dịch vụ cung ứng, Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại

vốn từ nƣớc ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nƣớc ngoài khi đƣợc NHNN cho phép; Hoạt động bao thanh toán.

Marketing, Slogan của ngân hàng Á Châu ACB là:”Ngân hàng của mọi nhà” nghe rất thân thiện. Ngƣời tiêu dùng còn có thể nhận biết ra thƣơng hiệu Ngân hàng ACB qua bài hát đƣợc quảng cáo rất quen thuộc. Quảng cáo và PR đang đƣợc ngân hàng sử dụng triệt để. Ngân hàng sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhƣ quảng cáo trên ti vi, báo chí, đặt pano tấm lớn trên các tuyến đƣờng sầm uất , tài trợ cho nhiều sự kiện liên quan đến giáo dục, đầu tƣ, hỗ trợ cho các ngân hàng nhỏ và là nhà hảo tâm đóng góp trong nhiều hoạt đông. Đặc biệt là việc tài trợ cả một đội bóng đá, đó là đội bóng đá ACB Hà Nội, ngoài ra đăng báo viết và hàng loạt hình thức khác. Về mức chi phí của các chƣơng trình có khi lên đến hàng tỷ chi ra đồng.Tất cả những hoạt động đó đã làm nổi bật lên vai trò của ACB

Dịch vụ khách hàng, Các chuyên viên tƣ vấn tài chính cá nhân (PFC) của ACB sẽ hỗ trợ tối đa những khách hàng có nhu cầu vay tiền, gửi tiền hay làm thẻ… nhƣng không có điều kiện tới ngân hàng. Đội ngũ PFC của ACB đến tận nơi tƣ vấn trực tiếp, hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết. Với khách hàng có nhu cầu làm thẻ hay vay tiền, PFC sẽ tƣ vấn các sản phẩm dịch vụ thẻ và cho vay phù hợp với nhu cầu, khả năng tài chính của từng khách hàng, hƣớng dẫn làm thủ tục nhanh, tiết kiệm chi phí đi lại. Bên cạnh đó, các chuyên viên PFC cùng phối hợp với khách hàng lập kế hoạch trả lãi và vốn vay hợp lý cho ngân hàng dựa trên nguồn thu nhập, chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình và bản thân khách hàng nhằm đảm bảo cuộc sống của khách hàng khi vay vốn tại ACB.

Với khách hàng có nhu cầu gửi tiền, PFC sẽ tƣ vấn trong việc lựa chọn kỳ hạn gửi tiền thích hợp, linh hoạt sử dụng số tiền gửi tại ACB phục vụ cho kế hoạch đầu tƣ hay những khoản tiêu dùng đột xuất nhƣng vẫn nhận tiền lãi cao. Ngoài ra, đội ngũ PFC còn hƣớng dẫn khách hàng có các quyết định đầu tƣ, cung cấp các thông tin tài chính hữu ích, hỗ trợ khách hàng xây dựng kế hoạch sử dụng vốn và kinh doanh...

ACB không thu phí đối với dịch vụ Tƣ vấn tài chính cá nhân do xác định đây là dịch vụ gia tăng giá trị cho khách hàng khi giao dịch tại ngân hàng. ACB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai đội ngũ PFC tƣ vấn sản phẩm ngân hàng tận nơi với quy mô rộng. ACB đã xây dựng đội ngũ PFC với hơn 500 chuyên viên triển khai tại 170 đơn vị trên tổng số 220 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc

Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Các sản phẩm huy động vốn, của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cƣ và tổ chức. Một ví dụ điển hình: ACB là ngân hàng đầu tiên tung ra thị trƣờng sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thƣởng, trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng. Hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cƣ và tạo nên sự khác biệt rất lớn của ACB vào những năm 1990 và đầu 2000. Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lƣợng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.

Cơ sở hạ tầng, Với định hƣớng “Hƣớng tới khách hàng”- năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối - kể từ khi thành lập ACB không ngừng mở rộng mạng lƣới kênh phân phối đa năng nhƣng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt. Đến tháng 10/2006, ngoài Hội sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, ACB đã có một Sở giao dịch, 69 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

 Tại TP. Hồ Chí Minh: Sở giao dịch, 25 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.

 Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hƣng Yên, Bắc Ninh): 6 chi nhánh và 8 phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 5 chi nhánh và 1phòng giao dịch.

 Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau): 4 chi nhánh.

 Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dƣơng, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 1 phòng giao dịch.

Hệ thống thông tin, ACB đã xây dựng Dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tƣ sớm để nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ chƣơng trình này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational) và tập trung (centralised), cho phép ngân hàng thiết kế đƣợc nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều đƣợc nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.

Từ giữa năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của Dự án, gồm có các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của ACB, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Có thể nói ACB đã có bƣớc đột phá đầu tiên ở giai đoạn I là chuyển mình từ một hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng, và ở giai đoạn II tiến thêm một bƣớc nâng cao tính an toàn, bảo mật và năng lực tích hợp. Một điều rất quan trọng là ACB làm chủ hoàn toàn đƣợc các ứng dụng TCBS. Đây là một loại năng lực cốt lõi mà không phải ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có đƣợc. ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Quản trị vật tƣ, Ngân hàng đã ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong việc quản lý vật tƣ trong các khâu quản lý vật tƣ, nhân sự. Việc quản lý vật tƣ một

chiến lƣợc kinh doanh hợp lý giúp giảm chí phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Quản lý vật tƣ đạt hiệu quả cao giúp ngân hàng giảm thất thoát và có thêm nhiều cơ hội phát triển trong hoạt động kinh doanh.

Nguồn nhân lực, ACB rất quan tâm đến nhân tố con ngƣời. Nhận thức đƣợc rằng một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi có những con ngƣời vận hành giỏi và nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB, công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Đến nay, nhân sự của ACB đã lên đến 2.722 ngƣời, tăng hơn 100 lần. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, Đội ngũ nhân sự của ACB hàng năm tiếp tục đƣợc bổ sung chủ yếu từ các trƣờng Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh trong và ngoài nƣớc.. Nguồn nhân lực ACB đƣợc đánh giá là đƣợc đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm. Các nhân viên trong hệ thống ACB đƣợc khuyến khích đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức năng công việc nhằm thực hiện tốt các dịch vụ đa dạng của ngân hàng và chuẩn bị cho những công việc có trách nhiệm cao hơn. ACB đã xây dựng đƣợc Trung tâm đào tạo của mình với hệ thống giáo trình hoàn chỉnh bao gồm tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức pháp luật, tổ chức quản lý và hoạt động theo ISO 9001:2000.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Thái Nguyên (Trang 53 - 59)