6. Kết cấu chuyên đề
2.1. Giới thiệu khái quát về DNTN Thảo Thắng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sau nhiều năm hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể hộ gia đình. Chủ doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng và phát triển kinh doanh từ hộ cá thể để thành lập Doanh nghiệp Tư Nhân. Doanh nghiệp thành lập vào ngày 16 thánh 02 năm 2007, địa chỉ trụ sở chính tại Thôn Tây Thượng, Xã Phú Thượng, Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua Doanh nghiệp đã cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Do DNTN Thảo Thắng mới thành lập với quy mô vừa và nhỏ nên số lượng cán bộ công nhân viên trong những năm đầu là rất ít nhưng do mong muốn mở rộng và phát triển kinh doanh nên những năm sau này số lượng cán bộ công nhân viên đã có xu hướng tăng lên khá nhanh.
Chuyên cung cấp sĩ và lẻ các mặt hàng vật liệu xây dựng, đất cấp phối, đá, cát sạn các loại.
Kể từ ngày thành lập đến nay DNTN Thảo Thắng đứng trước nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng với mình. Nhưng với sự chỉ đạo tài tình của chủ doanh nghiệp và sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên đã đưa doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để khẳng định được uy tín doanh nghiệp trên thị trường, khẳng định doanh nghiệp đủ tiềm năng cạnh tranh với các doanh nghiệp bạn không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của doanh nghiệp không ngừng tăng cao trong những năm qua.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
-Chức năng: DNTN Thảo Thắng chuyên cung cấp các mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, đất sét, đất cấp phối, cát, sạn, đá các loại...
-Nhiệm vụ:
Do doanh nghiệp vừa và nhỏ nên phải định mức thu chi một cách hợp lý để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tốt nhất, tái đầu tư sản xuất một cách hiệu quả nhất, khẳng định được chỗ đứng và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh phù hợp tránh tình trạng ứ đọng vốn vào hàng tồn kho.
Doanh nghiệp kinh doanh tuân thủ hiến pháp và pháp luật, nộp tờ khai thuế và báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành, thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.
Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
* Đặc điểm chung:
Doanh nghiệp luôn thường xuyên tiếp cận với người tiêu dùng nên những ý kiến của người tiêu dùng được phản ánh thông qua doanh nghiệp, từ những ý kiến đó doanh nghiệp sẽ góp ý với các doanh nghiệp mà doanh nghiệp phân phối hàng hóa để các doanh nghiệp nắm được thị hiếu của người tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của mình đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, là cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng nên doanh nghiệp phải lựa chọn những hàng hóa có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người tiêu dùng.
Những mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp nếu không tiêu thụ kịp thời dễ bị hao mòn vô hình, mất giá do hết hạn sử dụng. Vì vậy hàng tồn kho lâu ngày rất khó bán làm ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng vốn lưu động. Do đó, doanh nghiệp luôn có
những chính sách và biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tốt nhất và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại nên doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nên doanh nghiệp cần phải lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của người tiêu dùng nhằm góp ý cho nhà sản xuất để cho ra dời những sản phẩm mới có chất lượng tốt và giá thành hợp lý phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại DNTN Thảo Thắng
Ghi chú:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ chức năng
• Chức năng và nhiệm vụ:
- Chủ doanh nghiệp: là người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp, là người điều hành quản lý toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Phòng kinh doanh: đảm bảo các khâu thị trường, lĩnh vực marketing kế hoạch hàng hóa và mua sắm các mặt hàng phục vụ kinh doanh.
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KẾ TOÁN
CHỦ DOANH NGHIỆP
BỘ PHẠN VẬN CHUYỂN
- Bộ phận vận chuyển: Vận chuyển hàng từ kho đến các đại lý và người tiêu dùng.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ chỉ đạo công tác hạch kế toán tại doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ chủ doanh nghiệp, giúp đỡ chủ doanh nghiệp tham gia ký các hợp đồng kinh tế xây dựng kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi tình hình nhập xuất tồn của hàng hóa, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt từ các chứng từ hợp lệ, căn cứ vào phiếu thu chi các chứng từ phát sinh của doanh nghiệp cập nhật thông tin hàng ngày vào các loại sổ sách kế toán.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại DNTN Thảo Thắng
• Mối quan hệ trong tổ chức bộ máy:
- Nhiệm vụ của các bộ phận:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác kế toán của DN, có trách nhiệm giúp
Chủ DN điều hành toàn bộ công tác kế toán.Tổ chức ghi chép, phản anh kịp thời, chính xác trung thực, đầy đủ số liệu để thực hiện việc phân tích tình hình kinh tế của
Kế toán tổng hợp
Kế toán Công nợ
Kế toán Kho hàng Kế toán thanh toán
tiền mặt , NH Kế toán trưởng
doanh, phát hiện những lãng phí, thiệt hại xảy ra để tham mưu cho chủ DN đề ra các biện pháp khắc phục.Thông qua công tác tài chính, tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, đảm bảo phát huy chế độ tự chủ về tài chính của đơn vị.
+ Kế toán tổng hợp: Giúp cho kế toán trưởng tổng hợp số liệu của các bộ phận, kiểm tra đôn đốc việc ghi chép sổ sách, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn do kế toán trưởng phân công, đồng thời hạch toán theo dõi tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ của DN, theo dõi mua hàng và bán hàng cho DN .
+ Kế toán công nợ : Có trách nhiệm theo dõi công nợ với khách hàng, phản ánh tình hình biến động tăng giảm các khoản phải thu phải trả. Giúp cho kế toán trưởng nắm bắt được tình hình công nợ, các khoản nợ khó đòi, đôn đốc việc thanh toán kịp thời không để vốn của Doanh Nghiệp bị chiếm dụng.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản tạm ứng, tiền lương và các khoản trích theo lương. Thanh toán với cán bộ công nhân viên, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát toàn bộ vốn bằng tiền trong doanh nghiệp. Thanh toán các khoản thu, chi công nợ, các khoản phải thu, phải trả có chứng từ hợp lệ giúp cho kế toán trưởng điều hành có hiệu quả vốn của doanh nghiệp.
2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Để phù hợp với chức năng của mình, doanh nghiệp đã áp dụng hình thức kế
toán “Chứng từ ghi sổ”. Đặc trưng cơ bản của chứng từ ghi sổ là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phản ánh ở chứng từ gốc, hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để kiểm tra phân loại, tổng hợp vào chứng từ ghi sổ theo thời gian phát sinh các nghiệp vụ và theo từng loại đối tượng. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong được kế toán hàng ngày chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt với đầy đủ chứng từ gốc kèm theo để kế toán tổng hợp ghi vào sổ, chứng từ ghi sổ sau đó được ghi sổ cái các tài khoản liên quan.
Sơ đồ 2.3: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi sổ cuối tháng
2.1.5.3. Một số chính sách kế toán
- Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của bộ tài chính.
- Hình thức kế toán: Hình thức Chứng từ - ghi sổ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Tài sản cố định được khấu
hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua và các chi phí liên quan trực
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Niên độ kế toán : Kế toán năm bắt đầu ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
2.1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1 : Tình hình lao động qua 3 năm 2011-2013 của công ty
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SO SÁNH
Số lượng (người) Cơ cấu Số lượng (người) Cơ cấu Số lượng (người) Cơ cấu 2012/2011 2013/2012 + / - % + / - % Tổng số lao động 12 100,00 16 100 18 100 4 33,33 2 12,50 1. Phân theo tính chất - Lao động trực tiếp 12 100,00 16 100 18 100 4 33,33 2 12,50
- Lao động gián tiếp - - - - - - - - - -
2. Phân theo giới tính
- Nam 9 75 13 81,25 14 81,25 4 44,44 1 7,69 - Nữ 3 25 3 18,75 4 18,75 0 0 1 33,33 3. Phân theo trình độ - Đai học- cao đẳng 2 16,66 3 18,75 3 18,75 1 50 0 0 -Trung cấp 2 16,66 3 18,75 4 18,75 1 50 1 33,33 - Lao động nghề 4 33,34 5 31,25 6 31,25 1 25 1 20,00 - Lao động phổ thông 4 33,34 5 31,25 5 31,25 1 25 0 0 4. Thu nhập bình quân của lao
Lao động là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đây là yếu tố không chỉ đóng vai trò quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà nó còn quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Xem bảng 2.1 dễ dàng ta nhận thấy số lượng lao động của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng lên. Cụ thể năm 2011 tổng số lao động là 12 người. Năm 2012 tổng số lao động là 16 người tăng 4 người hay tăng 33,33% so với 2011. Và đến năm 2013 tổng số lao dộng là 18 người tăng 2 người hay tăng 12,50% so với năm 2012. Số lao động tăng là do doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu đó doanh nghiệp đã tuyển dụng thêm lao động.
Số lao động trực tiếp chiếm 100% tỷ trọng trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Năm 2012 là 16 người tăng 4 người hay tăng 33,33% so với 2011. Năm 2013 lao động trực tiếp tăng 2 người hay tăng 12,50% so với 2012. Nhưng điều này cũng phù hợp bởi đây là đơn vị kinh doanh. Nhân viên, đội ngũ lao động hầu hết làm việc tại doanh nghiệp.
Tỷ trọng lao động nữ và lao động nam của doanh nghiệp có sự chênh lệch rõ nét mặc dù tổng số lao động nữ vẫn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 số lao động nam là 9 người chiếm 75%. Đến năm 2012 là 13 người tăng 44,44% so với 2011. Năm 2013 số lao động nam là 14 tăng 1 người về tương đối tăng 7,69% so với năm 2012. Số lao động nữ năm 2012 không tăng so với năm 2011, nhưng năm 2013 tăng thêm 1 người về tương đối tăng 33,33% so với năm 2012. Điều này thể hiện đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là nam giới chủ yếu là lái xe, bốc vác và phòng kinh doanh, số lao động nữ chủ yếu làm việc ở phòng kế toán.
Lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng tăng dần qua các năm, năm 2011 là 2 người tương đương với 16,67%, năm 2012 tăng lên 1 người chiếm 18,75% tổng số lao động của doanh nghiệp. Lao động được đào tạo nghề hằng năm tăng không nhiều năm 2011 là 4 người năm 2012 là 5 người tăng 25% so với năm 2011, năm 2013 là 6 người tăng 1 người về tương đối 20% so với năm 2012. Số lao động phổ thông tăng cũng như sồ lao động nghề. Lý do tăng số lao động trong những năm qua là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất tuyển thêm nhân viên cho các bộ phận để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, phục vụ một cách nhanh chóng các mặt hàng đến tay người tiêu dùng.
2.1.6.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2011 - 2013 của doanh nghiệp+ Biến động về tài sản: + Biến động về tài sản:
- Năm 2012 thì tổng tài sản của DN là 1.776.807.442 đồng so với năm 2011 là 1.475.619.100 đồng về tương dối tăng 20,41% về tuyệt đối tăng 301.188.342 đồng. Năm 2013 thì tổng tài sản của doanh nghiệp về mặt tuyệt đối tăng 866.083.185 đồng , về mặt tương đối tăng 48,74% so với năm 2012. Các nguyên nhân dẫn đến sự biến động tổng tài sản của doanh nghiệp là do:
- Do doanh nghiệp mở rộng kinh doanh trong năm 2013 nhờ chính sách hổ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn là 74,65% năm 2012 và năm 2013 là 80,09% trong tổng tài sản của doanh nghiệp Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp khá tốt. Trong đó vốn bằng tiền của doanh nghiệp năm 2012 và năm 2013 tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa có chính sách quay vòng vốn một cách tốt nhất. Vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục để đưa vốn bằng tiền của mình quay vòng hợp lý nhất để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
- Lượng hàng tồn kho năm 2012 là 383.794.030 đồng so với năm 2011 là 306.693.959 đồng về tương đối tăng 25,14 về tuyệt đối tăng 77.100.071 đồng. Lượng hàng tồn kho năm 2013 hàng tồn kho là 894.923.600 đồng năm 2012 là 383.794.030 đồng về mặt tuyệt đối tăng 511.129.570 đồng về tương đối tăng 133,18% so với năm 2012. Lý do doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho tăng lên là do vào thời điển làm báo cáo tài chính đúng vào thời điểm doanh nghiệp đang dự trữ hàng để kinh doanh trong những ngày tết âm lịch. Số lượng hàng tồn kho tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng việc dự trữ hàng kinh doanh trong dịp tết nhằm thu được lợi nhuận cao trong thời điểm này.
- Khoản phải thu của khách hàng không ngừng gia tăng trong những năm qua chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường kinh doanh, và gia tăng sản lượng hàng hóa bán ra. Cụ thể năm 2012 là 511.936.498 đồng so với năm 2011 là 331.549.150 đồng về tương đối tăng 54,41% về tuyệt đối tăng 180.387.348 đồng. Năm 2013 khoản phải thu khách hàng là 1.171.007.171 đồng về mặt tuyệt đối tăng