Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum)

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 59 - 61)

4. Tài nguyên du lịch

2.2.14.Chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (chùa Cỏ Thum)

Đi theo đường kênh Lý Tư, cách UBND xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu khoảng 2km về hướng đông, nằm ở trung tâm ấp Kos Thum có một ngôi chùa cổ kính và uy nghi. Chùa có tên gọi là Kos Thum, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia bởi những dấu ấn tốt đẹp qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Đồng bào Khmer vốn dĩ thích ở trên đất giồng thành từng làng, sống tập trung thành từng cụm phum sóc. Ở những làng quê của người Khmer, ngôi chùa rất thường xuất hiện. Trải qua bao thời gian, chùa vẫn là hình ảnh gắn bó thân thiết đối với người dân nơi đây. Đó

chính là lý do chùa Kro Pum Mean Chey Kos Thum (tạm dịch là chùa Hòn Đảo Lớn), có tên gọi dân gian là chùa Kos Thum, ra đời.

Chùa Kos Thum được khởi công xây dựng vào năm Nhâm Thìn 1832, Phật lịch 2376 do Đại đức Sơn Prum trụ trì. Các công trình kiến trúc của chùa gồm: chánh điện, phước xá, trường học, tăng xá và 7 ngôi tháp được thiết kế theo kiến trúc chùa Khmer truyền thống. Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã trải qua 14 vị đại đức trụ trì.

Ngày 14-9-1945 diễn ra một cuộc biểu tình lớn của nhân dân các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, trong đó lực lượng sư sãi cũng tham gia, với khẩu hiệu “Pháp phải rút lui về nước, Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh muôn năm”. Sau đó, chùa được chọn làm Trung tâm huấn luyện quân sự Nguyễn Văn Tố. Biết được, giặc Pháp đã cho máy bay dội bom bắn phá làm thiệt hại 80% cơ sở vật chất của chùa. Một số sư sãi đã hy sinh. Nhưng với lòng quyết tâm cao, hòa thượng Dư Hương cùng sư sãi và người dân trong vùng đã góp công, của tu sửa lại chùa để tiếp tục thờ cúng. Sau đó, chùa được chọn làm nơi tổ chức thành lập chính phủ cách mạng lâm thời Campuchia.

Từ năm 1945 đến 1954, xã Ninh Thạnh Lợi thuộc vùng giải phóng cách mạng (đã được Nhà nước công nhận là xã anh hùng), hoạt động rất quyết liệt, nên thường bị giặc Pháp cho máy bay dội bom bắn phá chùa, đốt xóm làng, đuổi dân ra khỏi vùng, nhưng sư sãi cùng nhân dân cương quyết đấu tranh đến cùng, nguyện sống chết cùng cách mạng, không rời bỏ quê hương xứ sở.

Sau năm 1954, Đảng rút vào chùa hoạt động bí mật, lấy chùa làm Trung tâm đấu tranh chính trị để đảm bảo an ninh cho chùa và nhân dân trong vùng. Qua nhiều trận càn quét thảm sát của chính quyền Ngô Đình Diệm, các cấp bộ Đảng và mặt trận đến chùa để bàn kế hoạch đấu tranh đòi thả những người bị bắt trước đó. Để bảo vệ lực lượng cách mạng, chùa đã xây nhiều tầng hầm bí mật bảo đảm cho cán bộ tới lui khi có biến động. Nhiều chiến sĩ bị thương đã được đưa đến đây cứu chữa và được tiếp tế rất tận tình. Năm 1968 trong chiến dịch Mậu Thân, được sự động viên của Đảng, Đại đức (sau này là

hòa thượng) Dư Hương đồng ý cho một số sư sãi thoát áo cà sa lên đường làm chiến sĩ cách mạng, nhiều người đã hy sinh anh dũng.

Trong quá trình đấu tranh chính trị chống khủng bố, đàn áp của giặc, chùa Kos Thum đã trở thành một cơ sở cách mạng vững chắc, là nơi tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng tham gia các phong trào hoạt động cách mạng và nuôi chứa các đồng chí cán bộ mặt trận khu Tây Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hơn nữa, chùa Kos Thum còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo, nơi tu hành của sư sãi và sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào Khmer. Vì thế, người dân trong vùng đã tự hào khi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhân dịp Tết cổ truyền Chol - Chanam - Thmay vừa qua, Báo CA TPHCM và Ban giám đốc bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) cùng Công an tỉnh Bạc Liêu đã chọn chùa làm điểm tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí và tặng hàng trăm phần quà cho đồng bào Khmer nghèo tại xã anh hùng Ninh Thạnh Lợi

Chùa Kos Thum là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tốt đẹp qua hai thời kỳ đoàn kết đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm 1930 - 1975. Chùa là căn cứ cách mạng vững chắc, nuôi giấu cán bộ cách mạng hoạt động, không ngừng cung cấp, đóng góp cho cách mạng cả người lẫn của cải vật chất.

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 59 - 61)