Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 47 - 54)

4. Tài nguyên du lịch

2.2.8.Chùa Xiêm Cán (Chùa Komphir Sakor Prêchru)

Chùa tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã 12 km về hướng đông nam. Tổng diện tích bảo vệ của chùa là 43.790 m2. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích kiến trức nghệ thuật năm 2001.

Mặc dù chưa phải là ngôi chùa cổ nhất, nhưng có thể nói, chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Vì lẽ đó, luôn tạo ấn tượng khó quên trong lòng du khách mỗi khi đến tham quan, chiêm bái. Chùa Xiêm Cán nằm cách thị xã Bạc Liêu 7km về hướng Đông Nam, tọa lạc trên một sở đất rộng hàng ngàn mét vuông. Chùa được xây dựng khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo.

Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến viếng chùa là cổng chùa. Cổng chùa cách khuôn viên chùa cả 100m, nằm về hướng Đông, với những đường nét, kiến trúc, trang trí hết sức đa dạng. Bên trên được xây hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Ăng Co. Phía trên có tượng hình rắn nhiều đầu, có nhiều nét chạm trổ, điêu khắc rất công phu.

Du khách sẽ ngỡ ngàng trước một khuôn viên chùa bao la rộng lớn, với nhiều hạng mục, như: chính điện, sa la, mộ tháp,... Khoảng cách giữa các hạng mục này cách nhau cả trăm mét. Một không gian yên tĩnh, bầu trời trong xanh, nắng vàng soi qua kẽ lá, tiếng chim hót văng vẳng từ xa, không khí lại trong lành, không hề nhuốm chút bụi trần… làm cho tâm hồn du khách cảm thấy thư thái lạ thường.

Mỗi hạng mục trong khuôn viên chùa là một công trúc đặc sắc, tiêu biểu cho lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer, Nam bộ. Trong đó, nổi lên vẻ đẹp lộng lẫy của gian chính điện, trang nghiêm khoe sắc với trời xanh, nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh. Bên trong chính điện là hai hàng cột cao to nâng đỡ mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Gian chính điện là gian trang trọng nhất và cũng là thiêng liêng nhất, được đặt một tượng Phật rất to ngự trên cao. Gian chính điện này được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, những nét điêu khắc, các phù điêu và nhiều bức bích họa hết sức sinh động, làm cho ngôi chùa vốn dĩ trang nghiêm lại càng trang nghiêm hơn. Bốn bức tường của ngôi chính điện có trang trí rất

nhiều hình vẽ của Đức Phật từ lúc sinh ra cho đến khi nhập cõi Niết Bàn.

Đối diện ngôi chính điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Còn sa la chính là nơi để các sư sãi nghỉ ngơi và cũng là nhà hội của sư sãi với các tín đồ Phật giáo Khmer. Ở sa la này, cũng có trang trí rất nhiều bức bích họa, hoa văn về công việc và cuộc đời của Đức Phật. Đặc biệt, trong các hạng mục ở đây, du khách sẽ bắt gặp những hàng cột có đắp nổi phù điêu hình các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer ở Nam bộ thì đó chính là những chướng ngại đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.

Đến Bạc Liêu, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan chùa Xiêm Cán. Bởi, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của ngôi chùa, còn hiểu được nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Khmer ở Nam bộ nói chung, ở Bạc Liêu nói riêng.

Hiện nay, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống của người Khơme và còn lưu giữ được khá nhiều tượng cổ và các tác phẩm nghệ thuật độc đáo như những tác phẩm điêu khắc (tập trung ở chính điện) diễn tả quá trình tu hành của đức Phật Thích Ca, các con rồng Cabacroca uốn éo mềm mại (ở cửa chính điện), hoặc tượng chim thần Krud đính ở các đầu cột hay tượng thần nhân điểu (nữ thần) Kây - no hai tay nâng đỡ mái chùa,... Người Khơme theo đạo Phật Tiểu thừa, không những xem chùa là nơi thờ phụng tu hành, học tập mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Vì vậy, lễ hội chính của chùa Xiêm Cán cũng là lễ hội của cả cộng đồng người Khơme.

Vào ngày lễ, người dân Khơme mang rất nhiều đồ lễ đến chùa sinh hoạt văn hoá và vui chơi trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

2.2.9.Đình An Trạch

Thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về hướng đông nam. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.

Đình thuộc khóm 2, phường 5, thị xã Bạc Liêu, cách trung tâm thị xã khoảng 1.500 m về hướng đông nam. Diện tích đình là 2.980 m2. Cửa chính đình quay về hướng bắc, có con sông Bạc Liêu - Cà Mau chảy ngang qua theo hướng Đông - Tây.

Tuy dáng vẻ bên ngoài không bắt mắt, nhưng khi bước vào bên trong, nét đẹp và giá trị về văn hóa sẽ gây được ấn tượng mạnh cho du khách. Sắc đỏ là màu chủ đạo trong đình. Từ những thân cột được chạm khắc nổi hình rồng, bàn thờ ở ngôi đình chính được trang trí nghiêm trang vị danh sĩ Nguyễn Công Trứ - người có công khai hoang phục hóa, mở mang bờ cõi. Người dân nơi đây một lòng thờ cúng ông, cho nên hàng năm, cứ vào ngày 14 tháng 11 âm lịch đều tổ chức lễ giỗ. Và trong các dịp lễ như: Kỳ yên, Vu lan đều có văn tế Nguyễn Công Trứ, cầu cho mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng... Sự tôn kính ấy đã đi vào cõi tâm linh của người dân địa phương một cách tự nhiên qua bao đời nay.

Đình An Trạch được xây dựng vào năm Đinh Sửu (năm 1887) theo lối kiến trúc đình làng miền Trung (Huế).

Năm Khải Định thứ 9 (năm 1924), vua Khải Định đã sắc phong cho đình. Đến nay, tuy đã nhiều lần sửa chữa, trùng tu nhưng đình An Trạch vẫn giữ được nét kiến trúc xưa, với nhiều tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc độc đáo.

Đình được Tri huyện Phạm Thành Mậu khởi công xây dựng vào ngày 6.4.1877 (năm Đinh Sửu) trên phần đất rộng 4.000m2 và đích thân làm Chánh bái; Tri huyện Hồ Vạn Thành làm Bồi bái. Do điều kiện xây dựng thời bấy giờ còn nhiều hạn chế, nên đình An Trạch đơn giản trông giống như một mái nhà ba gian, vật liệu được dùng cũng rất thô sơ. Sau này, qua nhiều giai đoạn, đình được xây dựng rộng hơn, kiên cố và bề thế hơn với kiến trúc đa phương, nhiều hướng theo kiến trúc đình Huế. Các công trình kiến trúc của đình gồm: Ngôi đình chính, sân đình trước, sân đình sau, nhà hậu đình, bốn góc có miếu nhỏ, hai dãy nhà Đông Lang và Tây Lang. Ngôi đình chính có nền cao 0,75m, 4 hiên, 8 mái, đỉnh nóc có “Tứ long tranh châu”. Hiên đình có 4 mái: trước, sau, Đông Lang và Tây Lang đều lợp ngói hình ống. Đầu mái chảy gắn gạch men màu xanh có hoa văn và hình răng cưa. Mỗi mái hiên có 4 cột vuông chịu lực, được xây dựng bằng gạch thẻ và có đắp chỉ gờ theo hình bát đấu. Bốn cột hiên phía trước, đầu cột đắp hoa văn hình lá cúc sơn màu xanh nhạt, trên mỗi cột có ghi câu đối. Thời vua Khải Định (1916 - 1925) đình An Trạch được sắc phong “Bổn Cảnh Thành Hoàng”. Theo dân gian truyền tụng, khi xưa đình An Trạch thờ danh sĩ Nguyễn Công Trứ, một người làm quan thời vua Tự Đức, có tinh thần yêu nước, thương dân và có công khai hoang phục hóa, mở mang bờ cõi. Hằng năm, cứ vào ngày 14 tháng 11 âm lịch, đình đều tổ chức giỗ Ông. Trong các ngày lễ chính, như: Kỳ Yên, Vu Lan đều có văn tế Nguyễn Công Trứ, cầu nguyện Ông giúp dân, cầu cho mưa thuận gió hòa, an khang thịnh vượng... Sự tôn kính ấy đã đi vào cõi tâm linh của người dân địa phương như một dòng chảy tự nhiên. Đây còn là một biểu hiện đạo lý tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Trong những năm kháng Pháp, đuổi Mỹ, đình là nơi tổ chức các buổi hội, họp của cách mạng, nuôi chứa những người cộng sản.

Vào các ngày 15, 16, 17 tháng giêng âm lịch hàng năm, nhân dân tổ chức lễ kỳ yên rất lớn tại đình. Đình được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc

nghệ thuật cấp quốc gia năm 2000.

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 47 - 54)