Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó)

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 39 - 47)

4. Tài nguyên du lịch

2.2.7.Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó)

Chùa Giác Hoa ( Chùa Cô Hai Ngó), xây dựng năm 1919, tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử năm 2001.

Chùa toạ lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Diện tích bảo vệ là 9.769 m2, được sông Xẻo Chính bao bọc ở 3 hướng Bắc, Đông và Đông Nam.

Tháng 3-1919, bà Huỳnh Thị Ngó hiến tiền, đất xây dựng chùa theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp hài hoà kiến trúc Đông - Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, bao gồm chính điện, phủ thờ (thờ tộc), đông lang, Đông - Tây, tượng Quan Âm Nam Hải (đặt ở giữa trời), cột cờ, miếu nhà thờ vong, mô pháp. Chùa thờ Phật theo phái Bắc Tông.

Hàng năm, vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy và tháng Mười âm lịch, chùa tổ chức lễ cúng lớn với các lễ như: thượng ngươn, trung ngươn và hạ ngươn. Không chỉ tiến hành các nghi lễ tôn giáo, các ngày lễ này còn là dịp sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông đảo nhân dân địa phương.

Chùa cổ Giác Hoa mang mang màu sắc văn hóa phương Đông lại vừa có những đường nét kiến trúc phương Tây, nhưng lại hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất, có thể nói đây là một công trình kiến trúc thật đặc sắc hội tụ nghệ thuật kiến trúc của cả

hai nền văn hóa Đông Tây, ngôi chùa còn mang nhiều dấu ấn lịch sử tôn giáo và dân tộc trong những năm tiền bán thế kỷ XX. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định bảo vệ di tích số : 1280/QĐ.UB ngày 7 tháng 11 năm 2001. Toàn khu di tích tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, bên bờ kinh Cái Dầy cách trung tâm Thị xã Bạc Liêu khoảng 6km về hướng Bắc. Từ Thị xã Bạc Liêu theo đường Trần Phú ra Quốc lộ IA đi khỏi cầu Cái Dầy khoảng 300m thấy một biển lớn có ghi ba chữ chùa Giác Hoa, phía dưới tấm biển là con đường nhỏ dẫn vào di tích.

Chùa Giác Hoa sở dĩ có tên dân gian là chùa Cô Hai Ngó, là vì người ta gọi theo tên thật của người xây dựng chùa, người đó là bà Huỳnh Thị Ngó (1885 – 1951), con gái lớn (trưởng nữ) của ông Huỳnh Giang Hiệp và bà Nguyễn Thị Kiểu, người địa phương gọi theo thứ tự gia đình người miền Nam là cô Hai Ngó. Cha của cô nguyên là một nông dân nghèo ở Triều Châu (Trung Quốc), do hoàn cảnh nghiệt ngã, không sống nổi dưới ách áp bức bóc lột của quan lại địa phương và chế độ phong kiến hà khắc của nhà Mãn Thanh nên đã cùng một số người trong làng rời bỏ quê hương để tìm lấy cái ăn cái mặc. Ông đến Bạc Liêu vào những năm 80 của thế kỷ XIX, gia sản của ông mang theo chỉ là một chiếc hui ná với vài bộ quần áo chẳng lành; trong những ngày đầu tiên sống nơi quê người xứ lạ lại không có vốn liếng tiền bạc nên phải đi làm thuê làm mướn rất là cơ cực, nhưng nhờ lao động cần cù lại không xài phí nên ông đã dành được một số tiền nho nhỏ, ông đã dùng số tiền này để làm vốn mua bán ve chai lông vịt – một cái nghề vốn ít lời nhiều nhưng ít ai để ý. Hằng ngày ông phải quảy gánh với đôi cần xé lớn đi khắp các xóm làng ở Châu Hưng, Châu Thới để mua ve chai lông vịt đến tối mịt mới về nhà.

Có một gia đình nông dân người Việt ở xã Châu Thới thấy ông siêng năng giỏi dắn nên đã gả con gái cho ông, đó là bà Nguyễn Thị Kiểu. Hai vợ chồng ông đã cố gắng làm ăn nên chẳng bao lâu dành dụm được một số tiền kha khá, hai ông bà lại xoay qua nghề nuôi vịt, đây cũng là một loại nghề đễ làm nếu trúng thì cũng “vốn một lời mười”. Lúc ấy cả mấy cánh đồng lớn trong vùng chỉ có một hai bầy vịt, nên cái nghề nuôi vịt chạy đồng chẳng tốn thức ăn đã khiến cho vợ chồng ông Hiệp chẳng mấy chốc lại giàu to. Ông lại là người có năng khiếu về kinh doanh bất động sản nên tiền nuôi vịt được bao

nhiêu thì ông đem mua đất bấy nhiêu. Lúc ông có nhiều đất, người địa phương ở đây gọi ông là Chủ Chá (gọi tên ông theo âm Triều Châu).

Hai ông bà Huỳnh Giang Hiệp có tất cả bốn người con, hai gái hai trai: Huỳnh Thị Ngó, Huỳnh Như Gia (Dù Kia), Huỳnh Như Phước (Dù Hột) và Huỳnh Thị Mùi. Trong bốn chị em thì cô Hai Ngó là người được sinh ra từ trong cảnh nhà còn bần hàn, đã chứng kiến cái cảnh mua bán đi sớm về khuya của cha và cái cảnh cầm sào đội nắng đội mưa để giữ từng bầy vịt của mẹ nên cô rất thông cảm với cuộc sống của người lao động, không như các em của cô được sinh ra và lớn lên trong cảnh giàu sang – có người chỉ biết ăn chơi như ông Huỳnh Như Phước một thời được gọi là Công tử Bạc Liêu.

Ông Huỳnh Giang Hiệp lúc lớn tuổi đã trở thành người giàu có, nhưng luôn nhớ đến thuở hàn vi của mình, ông nhớ lúc nhỏ nhà nghèo nhưng do siêng năng mà được vợ, vì vậy ông nghĩ cũng nên chọn một người làm công siêng năng để làm rể, chỉ vì ý nghĩ này nên sau đó ít lâu ông đã gã cô Hai Ngó cho một người làm công tên Thái Kim Chiêu. Sau đám cưới vợ chồng cô Hai được cha mẹ cho ra riêng, hai người đươc cha mẹ cho một ngôi nhà khá khang trang tại kinh Thầy Bang ở xã Châu Thới, cuộc sống gia đình của cô lúc đầu rất hạnh phúc, chẳng bao lâu cô đã hạ sinh một bé trai đầu lòng rất kháu khỉnh.

Nhưng đứa con trai chưa đầy tháng thì một tai họa lại ập đến gia đình cô; vào một đêm tối trời một bọn cướp xông vào cướp của, ông Thái Kim Chiêu một mình chống trả, tuy ông rất giỏi võ nhưng phải đối phó cùng lúc với nhiều tên, nên mặc dù đã đánh gục một số tên cướp, ông cũng bị chúng chém trọng thương, đến lúc người chung quanh cứu viện, bọn cướp bị đánh lui nhưng ông Chiêu do mất máu quá nhiều nên cũng không sống được. Đó là một mất mát lớn trong đời cô Hai Ngó, nhưng tại họa đến với cô chưa hết, vì chỉ năm tháng sau, đứa con đầu lòng của cô bị bệnh nặng qua đời. Một thiếu phụ trẻ phải mang tang chồng đó đã là một đau khổ lớn rồi, lại thêm lâm vào cái cảnh mất con, thật là một cái đau khó có bút mực nào tả xiết. Cô Hai Ngó kể từ đó như kẻ mất hồn cứ luôn miệng gọi chồng, gọi con và cuối cùng cô đã tìm vào cửa Phật.

Do duyên may xui khiến, vào năm 1915 cô đã thọ Tam qui ngũ giới với Hòa thượng Chí Thành (trụ trì chùa Phi Lai, Châu Đốc) một nhà sư thuộc phái Lâm Tế rất tinh thông Phật học (trên long vị của Hòa thượng hiện đang thờ tại chùa Phi Lai có ghi rất rõ

臨濟正宗三十九世上志下誠諱如顯…LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TAM THẬP CỬU THẾ THƯỢNG CHÍ HẠ THÀNH HÚY NHƯ HIỂN… không hiểu tại sao có nhiều tài liệu viết là Trí Thiền). Cô Hai được thầy đặt pháp danh là Diệu Ngọc (玅玉) và hướng dẫn cách tu tại gia, nhất là những việc làm bố thí, cứu tế xã hội. Từ đó cô theo lời thầy dạy bảo không chỉ tụng kinh niệm Phật ở nhà mà con luôn xuất tiền cho hoặc vận động nhiều người tham gia cứu tế người nghèo khó bị thiên tai hoặc bệnh hoạn ở các nơi. Nhiều lần chở gạo cứu trợ cho dân nghèo bị lũ lụt ở An Giang, Châu Đốc; số gạo cứu tế có lần lên đến hàng chục tấn.

Vào tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó do một phát tâm lớn đã làm đơn xin phép chính quyền tỉnh Sóc Trăng để xây dựng một ngôi chùa ở tại nơi chôn nhau cắt rún của cô. Đơn của cô đã được Nhà nước Pháp phê chuẩn vào ngày 10/03/1919, sau khi được chấp thuận, cô liền tiến hành việc xây cất chùa. Đây là một ngôi đại tự vừa mang vóc dáng phương Đông lại hòa nhập chút ít dáng vẻ phương Tây, vừa là một công trình kiến trúc của người Việt lại pha trộn một số đường nét kiến trúc của người Hoa, cổ kính cũng có mà hiện đại cũng có, để tất cả hòa nhập thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời – một ngôi chùa với tên gọi Giác Hoa.

Chùa được xây dựng xong sau 18 tháng và đó cũng là thời điểm của cô Hai và người con gái nuôi tên Thái Thị Sửu đồng xuống tóc đi tu, khi xuất gia cô Hai được thầy đặt pháp tự là Hồng Nga (紅娥), lúc bấy giờ trong chùa cô Hai còn có thêm một người bạn đồng môn, đó là Sư cô Hồng Dung (紅容, tên thật : Đồng Thị Ngọc Dung, thường gọi là cô Sáu Tạ, quê ở ấp Vàm Lẽo xã Hưng Hội, nay thuộc xã Hưng Thành, Sư cô này trước khi xuất gia cũng có pháp danh Diệu Ngọc giống như pháp danh của cô Hai, hiện còn danh sách lưu trữ tại chùa Giác Hoa). Sư cô xuất thân từ một gia đình có truyền thống tu hành, trong năm người chị em của cô đã có bốn người xuất gia. Sau đó ít lâu lại có một người cháu của cô Hai tên Tào Thị Lái cũng xin làm lễ xuất gia.

Mặc dù sống cuộc đời tu hành, nhưng cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện những công việc lợi ích xã hội, cô Hai cho xây dựng trường học, mướn thầy về dạy học

cho con em ở địa phương, trong chùa có một căn nhà được dành riêng chứa quan tài để giúp đỡ người nghèo khi có việc ma chay tống táng, cô còn xây dựng thêm ngôi chùa Châu Viên ở ấp Công Điền và ngôi chùa Châu Long ở ấp Bà Chăng (xã Châu Thới). Đồng thời hàng năm cứ đến Rằm tháng Bảy là cô đem lúa gạo của mình ra giúp đỡ cho dân nghèo ở địa phương và các nơi khác, ngoài ra còn luôn vận động cứu trợ những người bị thiên tai lũ lụt ở các vùng An Giang, Châu Đốc, Đồng Tháp…

Đến năm 1927, Hòa thượng Chí Thành và Hòa thượng Khánh Anh được cô Hai mời đến chùa Giác Hoa để mở khóa an cư kiết hạ, lớp an cư năm đó có trên 100 Tăng Ni đến tu học. Đây cũng là thời điểm ra đời của Ni bộ miền Nam, cô Hai là người đầu tiên đứng ra vận động thành lập tổ chức này và chùa Giác Hoa chính là điểm dạy Phật học đầu tiên cho Ni bộ miền Nam trong một thời gian khá dài. Từ đó trở về sau nhiều lớp gia giáo tuần tự được khai giảng tại đây.

Năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi hủ gạo nuôi quân của Hồ Chủ Tịch, cô Hai đã ủng hộ cho cách mạng 2.000 giạ lúa. Số lúa này được ông Dương Kỳ Hiệp và ông Ngô Sang Trung (Hai Tý) Thư ký hành chính tỉnh Bạc Liêu ký nhận.

Năm 1946 giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Chúng tiến hành đàn áp, khủng bố dã man đối với các phong trào đấu tranh cách mạng và những người bị tình nghi là Việt Minh. Trong thời điểm này chùa Giác Hoa chính là nơi trú ẩn an toàn nhất cho những người bị nạn, cô Hai đã nhờ vào uy tín của mình can thiệp cho hàng trăm người được an toàn.

Ngày 24 tháng 4 năm Tân Mão (nhằm ngày 29 tháng 5 năm 1951) cô Hai Ngó viên tịch. Trước khi viên tịch cô đã chọn Sư cô Hồng Dung làm người thừa kế trụ trì chùa Giác Hoa. Nhưng Sư cô Hồng Dung là người chỉ thích tu tịnh, không thể cáng đáng nhiều công việc của một ngôi chùa lớn nên cô chỉ làm trụ trì đến năm 1957 thì giao lại cho Đại Đức Thiện Quảng nguyên là đệ tử của Hòa thượng Nhật Minh trụ trì chùa Đại Giác Sóc Trăng. Sư cô Hồng Dung sau khi rời khỏi chùa Giác Hoa đã về tu tịnh ở chùa Linh Sơn tại Núi Sam (Châu Đốc), Sư cô đã tịch ở đây, hiện ngôi tháp của Sư cô còn ở phía sau ngôi chùa này. Về phần Đại đức Thiện Quảng có lẽ chưa đủ sức làm trụ trì một ngôi chùa lớn như chùa Giác Hoa nên chỉ hơn một năm sau, đầu năm 1959 thì giao lại cho sư huynh

của mình là Đại đức Hồng Minh làm trụ trì. Đến năm 1967, Đại đức Hồng Minh viên tịch, chùa không có ai làm trụ trì nên vào cuối năm 1969 ông Lê Quân – Thường vụ Thị xã ủy Bạc Liêu đã phân công ông Lê Văn Bông (Chín Bông) là cán bộ Công an ấp Đông Hưng xã Vĩnh Hưng ra giữ chùa nhằm tạo cơ sở hoạt động hợp pháp cho cán bộ Cách mạng. Đến năm 1970, ông Lê Văn Bông xuất gia, bổn sư là Hòa thượng Trí Đạt trụ trì chùa Phước Long ở Cái Răng (Cần Thơ), được thầy đặt cho pháp danh là Minh Khai, kể từ đó ông chính thức là người thừa kế tiếp nối coi sóc chùa Giác Hoa. Trong những người thừa kế cô Hai để trụ trì chùa Giác Hoa thì Thượng tọa Minh Khai là người gắn bó lâu năm, ông lại có công với Cách mạng cũng là người có công với Phật giáo Bạc Liêu. Ông được bầu làm Ủy viên Kiểm soát Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2000 – 2005.

Vào cuối năm 2001, nhận thấy Thượng tọa Minh Khai tuổi hạc đã cao, sức khỏe kém, lại thường bị bệnh, đi dứng khó khăn, trong chùa lại thiếu người chăm sóc, nên Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu đã đề cử Sư cô Nghiêm Thành về chùa để phụ lo công việc Phật sự. Trong thời gian này, một phần chính điện và hai bên đông lang và tây lang bị hư sụp, mặc dù lúc này cô Nghiêm Thành chưa phải là trụ trì nhưng đã tích cực vận động trùng tu, ông Huỳnh Văn Bá (cháu của Cô Hai) đã hưởng ứng việc làm tốt đẹp này, ông đã cúng dường hơn một trăm triệu và tham gia xây dựng, sửa chữa hoàn tất hai công trình nói trên trong năm 2002 và 2003.

Nhận thấy khả năng quản lý và hoạt động Phật sự của Sư cô Nghiêm Thành có thể đảm đương được trọng trách, vả lại sức khỏe của Thượng tọa Minh Khai càng lúc càng kém, nên ngày 24 tháng 7 năm Ất Dậu (2005) Thường trực Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu đã chính thức bổ nhiệm Sư cô làm trụ trì. Chỉ ba tháng sau khi tiếp nhận trách nhiệm, Sư cô Nghiêm Thành đã tiến hành xây dựng một giảng đường khá lớn (13m x 21m). Khởi công xây dựng ngày 12 tháng 10 năm Ất Dậu (2006) và hoàn tất ngày 20 tháng 2 năm Bính Tuất (2006). Càng tốt đẹp hơn nữa là ngày khánh thành của giảng đường cũng là ngày khai giảng lớp Trung cấp Ni gồm 41 học viên (trong đó có 3 dự thính), với sự chứng minh của Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu, sự

có mặt của Ban Giám hiệu Trường Phật học Bạc Liêu, tôn túc của các tự viện, chính quyền địa phương và trên hai trăm quan khách trong và ngoài tỉnh.

Ngày 20 tháng 10 năm Bính Tuất (2006), Sư cô lại vận động xây dựng thêm hai dãy Ni xá liền nhau như chữ L với tổng diện tích 500m2, gồm tám phòng, mỗi phòng có tám giường cho ni sinh tu học. Ngoài ra còn xây dựng thêm nhà khách, thư viện, phòng vi tính… Nhưng công trình xây dựng không dừng ở đó mà lại tiếp tục được tiến hành, một nhà trù và trai đường đã ra đời vào cuối năm 2007 với tổng diện tích gần 400m2 trên một mảnh đất ao đìa đầy lau sậy ở bên trái phía sau ngôi chùa. Phần đất trống còn lại đều được cải tạo để ni chúng trồng rau cải, tự lao động sản xuất để bớt đi một phần mua sắm cho các bửa ăn trong chùa. Sư cô Trụ trì còn có ý định cải tạo công viên phía trước và một bờ kè bên sông trước cửa chùa để cảnh quang thêm tôn nghiêm, nhưng kinh phí đầu tư dự kiến quá lớn, phải hơn một tỷ mới đủ chi phí, vì vậy công trình chưa tiến hành được.

Với một khoảng thời gian ngắn chưa đầy bốn năm, Sư cô Nghiêm Thành đã vận

Một phần của tài liệu tài nguyên du lịch vật thể của tỉnh bạc liêu (Trang 39 - 47)