4. Tài nguyên du lịch
3.2. xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Bạc Liêu
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch Bạc Liêu - vùng đất đang sở hữu những tiềm năng du lịch lớn và có tính đặc thù so với cả nước.
- Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hoá lịch sử vì đó là thế mạnh của Bạc Liêu, bên cạnh đó phải song hành với việc xây dựng cơ sở vật chất của tỉnh Bạc Liêu, góp phần tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm an ninh quốc phòng, không tách rời với sự phát triển của cả vùng phía Nam Tổ quốc, của cả nước và quốc tế
- Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm năng du lịch của từng tỉnh, cả khu vực Bạc Liêu về văn hóa, lịch sử, con người Tây Nam Bộ, lễ hội truyền thống, danh thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc thù và nổi trội.v.v… Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng Tây Nam bộ nói chung
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng Bạc Liêu cả về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức thu hút cao, đa dạng, phong phú ở từng địa phương và liên kết cả vùng, không trùng lắp. Không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm du lịch.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo ấn tượng tốt cho du khách.
- Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng địa phương và liên tỉnh với lộ trình hợp lý
- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du lịch miệt vườn, làng nghề truyền thống... gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững. - Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng du lịch Bạc Liêu, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch rộng khắp vùng và hiệu quả cao. Đối với các đối tác trong nước như các sở du lịch các tỉnh, các công ty lữ hành, các cơ sở khách sạn, nhà hàng…, các công ty du lịch ở Bạc Liêu cần tiếp tục các mối quan hệ tốt với các đối tác này. Nhờ có quan hệ tốt mà khi vào mùa du lịch, Bạc Liêu sẽ là một trong những điểm du lịch thu hút cho du khách.
Bên cạnh đó, các công ty du lịch, khách sạn ở Bạc Liêu cũng cần mở rộng thêm quan hệ với các đối tác khác nhằm hạn chế rủi ro cho mình, đồng thời cũng là tạo ra nhiều sự lựa chọn cho chính mình và khách hàng.
- Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cho toàn vùng và từng địa phương bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin: TV, báo, đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, CD, Lễ hội, hội thảo, hội chợ, triễn lãm... cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách.
Hoạt động tuyên truyền là một trong những hoạt động cần được chú ý và đầu tư nếu muốn phát triển du lịch Bạc Liêu. Bởi nếu một hòn đảo đầy tiềm năng và xinh đẹp nhưng nếu không ai hoặc ít người biết đến thì làm sao chúng ta có thể hấp dẫn du khách đến với Bạc Liêu. Để hình ảnh Bạc Liêu được nhiều du khách biết đến, cần đẩy mạnh hoạt động quảnh bá qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web về du lịch. Bên cạnh đó, chúng ta có thể quảng bá hình ảnh Côn Đảo qua các cuộc hội thảo du lịch hay các cuộc triển lãm , hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để không chỉ có du khách Việt Nam mà du khách Quốc Tế biết đến Bạc Liêu. Nhưng có lẽ cách tuyên truyền tốt nhất và hiệu quả nhất chính là những sản phẩm du lịch chất lượng cao của Bạc Liêu. Bởi
lẽ, khi chất lượng, dịch vụ du lịch và những giá trị du lịch hấp dẫn và tốt thì những du khách tới Bạc Liêu sẽ hài lòng và vui thích.Từ đó họ sẽ trở thành những ngưới quảng bá hữu hiệu cho tỉnh Bạc Liêu.
- Nhà nước cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm khuyến khích phát triển du lịch Bạc Liêu
- Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về phát triển du lịch và bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể cũng như phi vật thể
- Mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và kinh tế.
Cần có sự gắn kết các sản phẩm du lịch với cộng đồng. Sự gắn kết này là cần thiết và không thể tách rời đối với ngành du lịch nói chung và du lịch Bạc Liêu nói riêng. Bởi khi hiểu về cộng đồng, những giá trị văn hóa trong cộng đồng sẽ giúp những nhà làm du lịch tìm ra những “lỗ hổng” từ cộng đồng để bù đắp và trang bị kiến thức cho lực lượng này, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của du khách; đồng thời tạo điều kiện để du khách hòa đồng với cuộc sống mộc mạc của người dân. Cụ thể, ở Bạc Liêu chúng ta có thể để du khách trải nghiệm, cùng hòa mình với hoạt động của những người dân nơi đây, để hiểu rõ hơn về cuộc sống, cách sinh hoạt của người dân miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp làm du lịch với sự hỗ trợ của những người dân
- Trong giai đoạn 2011-2015, cần xây dựng hệ thống siêu thị và mở rộng dịch vụ bán lẻ phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế; kêu gọi đầu tư những dự án phát triển thương mại .
- Du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị thiên nhiên và các khu di tích lịch sử ở Bạc Liêu.Việc xây dựng một Bạc Liêu thân thiện với môi trường sẽ là điểm hấp dẫn riêng biệt đối với du khách.Hơn nữa, phát triển du lịch bền vững là nền tảng cho nền kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao và về lâu dài trở thành đô thị du lịch sinh thái, một địa điểm du lịch văn hoá lịch sử nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Bảo tồn và phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch sinh thía là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản đại gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Chính
vì vậy việc phát triển du lịch sinh thái, ngoài ý nghĩa là một loại hình hấp dẫn, được xem là một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo tồn tự nhiên. Việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Bạc Liêu phải hướng tới:
+ Giáo dục, nâng cao nhận thức du khách về các giá trị tự nhiên và nhân văn, qua đó du khách sẽ có sự tôn trong và những đóng góp cụ thể về vật chất cho những nỗ lực bảo tồn nơi đây.
+ Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng, hạn chế sự tác động của cộng đồng đến môi trường.
+ Tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn từ hoạt động du lịch để có thể chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển các giá trị môi trường sinh thái ở đảo.
Cần bảo tồn phục chế cẩn thận có khoa học các di tích lịch sử thể hiện lịch sử đầy hào hùng. Để làm tốt công việc đó đòi hỏi cần có một tầm nhìn tư duy chiến lược, thấy được sự phát triển bền vững, tính đến chiều hướng phát triển của đất nước trong vài thập kỷ, tính đến tiềm năng đang được đánh thức này và tiềm lực của đất nước trong thiên niên kỷ
Cần tổ chức các lễ hội văn hóa bên cạnh lễ hội lớn để du khách có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống và đời sống của người dân. Tạo thêm nét hấp dẫn với du khách.Tạo nên hình ảnh riêng về Côn Đảo không chỉ với vẻ đẹp tự nhiên mà còn là những huyền thoại, những giai thoại vang bóng một thời.
-Với tiềm năng phát triền về du lịch văn hoá trên địa bàn, TP Bạc Liêu có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh, tiến hành trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Cách mạng, các công trình văn hóa kiến trúc được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, các loại nhà cổ trên địa bàn, trở thành điểm tham quan du lịch. Cụ thể là tập trung thực hiện hoàn thành dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo khu di tích lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu gồm các hạng mục: khu trưng bày, sân khấu ngoài trời, khu mộ, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, cây xanh, hàng rào . . . để sớm đưa vào phục vụ nhân dân, giới văn nghệ sĩ và du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, tiến hành trùng tu, tôn tạo sửa chữa các di tích .Trước mắt , TP Bạc Liêu tiến hành trùng tu, nâng cấp di tích lịch sử Cách
mạng "chùa Vĩnh Đức"; xây dựng nơi đây trở thành điểm tham quan cho du khách, với nhiều hình ảnh, hiện vật trưng bày giới thiệu quá trình đấu tranh Cách mạng của nhân dân thị xã Bạc Liêu, gắn với sự kịên "giải phóng Bạc Liêu hai lần không đỗ máu", để giáo dục truyền thống và phục vụ cho công tác nghiên cứu của lịch sử". Tôn tạo, khôi phục nâng cấp cụm nhà, khách sạn Công tử Bạc Liêu và di tích lịch sử văn hóa đồng hồ Thái Dương (đồng hồ đá) làm điểm tham quan cho du khách. Đồng thời tổ chức sưu tầm các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp với công tác kiểm kê, xếp hạng các di tích, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể để giới thiệu, trưng bày các hiện vật truyền thống Cách mạng, các giá trị lịch sử văn hóa hình thành và phát triển của 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer trên vùng đất Bạc Liêu (về sắc phục, nghệ thuật, nhà ở, công cụ lao động), các hiện vật khai quật được từ tháp cổ Vĩnh Hưng để phục vụ nhân dân và khách tham quan.
KẾT LUẬN
Nói đến Bạc Liêu nhiều người thường nghĩ đó chỉ là tỉnh ở vùng Tây Nam Bộ với những giai thoại về công tử Bạc Liêu và những làn điệu đàn ca tài tử. Còn ngày nay, những suy nghĩ trên đã và đang phải thay đổi.Bạc Liêu là một viên ngọc mà trong nó chứa đựng bao nhiêu giá trị kinh tế đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác tốt để phục vụ con người.
Du lịch Bạc Liêu với tiềm năng lớn và được định hướng tốt sẽ phát triển nhanh, bền vững, góp phấn xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, cần tận dụng và đánh thức mọi tiềm năng và nguồn lực bên trong và những nguồn lực bên ngoài để phát triển ngày càng mạnh hơn góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước nhà.
Từ năm 2005 đến nay, với nguồn đầu tư mạnh từ chính phủ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước với con số là không nhỏ. Nhưng số lượng khách vân không tăng là bao nhiêu, vì vậy đòi hỏi chính quyền địa phương cần tập trung và phát triển mạnh hệ thống cơ sở vật chất, kỷ thuật hiện đại cũng như những sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm du lịch hơn nữa.
“Đất lành chim đậu”, Bạc Liêu ngày nay đã thu hút được nhiều dự án lớn, điển hình như khu di lịch Phật Bà Nam hải và sự quan tâm của cộng đồng cũng như các cấp quản lý. Tuy nhiên để có thể trở thành một địa điểm du lịch thu hút, được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm và tìm đến, Bạc Liêu cần phải “trở mình” vận động hơn nữa . Điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự quản lý các cấp, ban ngành địa phương nói riêng, tỉnh Bạc Liêu nói chung, sự cung chung tay hợp sức của cộng đồng, các nhà đầu tư mà còn phụ thuộc vào chính sách phát triển và cái nhìn về du lịch Bạc Liêu. Nó sẽ là bánh lái vững chắc đưa con thuyền lớn Bạc Liêu ra khơi và hội nhập vào “Biển lớn”.