0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tính phù hợp với lý thuyết Fuller của cấp phối Novachip

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NOVACHIP (HOA KỲ) LÀM LỚP PHỦ MỎNG ĐỂ TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 55 -58 )

- So sánh giá trị tính toán Chiều dày màng nhựa –TF với quy định của Novachip (≥ 9.0 àm) để khẳng định tính hợp lý của Hàm lượng nhựa thiết

5) Nhũ tương polime:

3.4.1. Đánh giá tính phù hợp với lý thuyết Fuller của cấp phối Novachip

1). Lý thuyết cấp phối của Fuller.

Đường cong cấp phối cốt liệu đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng hỗn hợp bê tông nhựạ Đường cong cấp phối cốt liệu sử dụng cho bê tông nhựa thường tuân theo phương trình Fuller.

Kết quả nghiên cứu của Fuller đã chỉ ra rằng, đường cong cấp phối có dạng càng gần với đường cong Parabol thì cấp phối đó có độ chặt càng lớn. Đường cong cấp phối lý tưởng của Fuller có dạng sau:

100x x D d P n = (2) Trong đó: P: Lượng lọt qua sàng, %; d: Kích cỡ lỗ sàng cần xem xét, mm; D: Kích cỡ lỗ sàng lớn nhất, mm; n: Hệ số.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: số mũ n với giá trị khác nhau thì đường cong cấp phối cốt liệu sẽ có độ rỗng khác nhau, cụ thể như :

- Số mũ n=0,5: Hỗn hợp cốt liệu có dung trọng lớn nhất và độ rỗng cốt liệu nhỏ nhất tương ứng với một công đầm nén. Cấp phối này sử dụng thích hợp với loại kết cấu móng đá dăm cấp phối, còn khi sử dụng làm bê tông nhựa có ưu điểm là dễ đầm nén và nhưng lại quá chặt và độ rỗng quá thấp.

- Số mũ n=0,45: Hỗn hợp cốt liệu này được nhiều cơ quan nghiên cứu thiết kế khẳng định là phù hợp với hỗn hợp bê tông nhựa chặt xây dựng đường do độ rỗng dư thường đảm bảo yêu cầu trong giới hạn từ 3-6 %.

- Số mũ n nằm ngoài khoảng n=0,5: Hỗn hợp cốt liệu có độ rỗng cốt liệu sẽ lớn hơn và dung trọng sẽ nhỏ hơn với cùng công đầm nén, trong đó:

+ n>0,5: Đường cong cốt liệu có xu hướng nhiều hạt thô. + n<0,5: Đường cong cốt liệu có xu hướng nhiều hạt mịn.

Cấp phối Fuller với số mũ n khác nhau được minh hoạ ở Hình 3.3 dưới đâỵ

Đường cong FULLER 0 20 40 60 80 100 0.01 0.1 1 10 Cỡ sàng (mm)100 L ư ợng lọ t (%)

Hình 3.3 Đường cong theo Fuller với các giá trị n khác nhau

2). Nguyên tắc tiến hành

Việc nghiên cứu quy luật về số mũ n của các đường cong quy định về cấp phối cốt liệu trên được tiến hành như sau:

- Dựa trên phương trình Fuller với số mũ n (p = 100.(d/D)N ), ứng với mỗi loại cấp phối quy định của NOVACHIP tính toán lượng lọt sàng lý thuyết theo phương trình Fuller với các số mũ khác n khác nhau (n=1,0; 0,9;...). - So sánh lượng lọt sàng quy định trên mỗi cỡ sàng để xem xét tính phù hợp

của cấp phối đó với phương trình lý thuyết của Fuller với số mũ n.

3). Kết quả

Kết quả so sánh chi tiết giữa cấp phối cốt liệu VTO, các cấp phối của NOVACHIP cho thấy :

- Cấp phối NOVACHIP các loại đều có số mũ n lớn hơn 0,5 nên độ rỗng cốt liệu có xu hướng lớn hơn so với cấp phối cốt liệu bê tông nhựa chặt.

n=0,3

n=0,45

- Theo thứ tự, cấp phối NOVACHIP-A là mịn nhất, cấp phối NOVACHIP-B thô hơn và cấp phối NOVACHIP-C là thô nhất.

- Cấp phối NOVACHIP-A B, C có quy định về thành phần của các nhóm hạt

≤1.18mm giống nhau; cấp phối NOVACHIP-B, C có quy định về thành phần của các nhóm hạt ≤6.3mm giống nhaụ

- Cấp phối NOVACHIP-A thể hiện tính gián đoạn không rõ ràng so với cấp phối NOVACHIP-B và NOVACHIP-C.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NOVACHIP (HOA KỲ) LÀM LỚP PHỦ MỎNG ĐỂ TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 55 -58 )

×