- So sánh giá trị tính toán Chiều dày màng nhựa –TF với quy định của Novachip (≥ 9.0 àm) để khẳng định tính hợp lý của Hàm lượng nhựa thiết
v Chuẩn bị mẫu:
2. Kích cỡ mẫu chuẩn: đường kính 100mm, chiều cao 63.5 2.5mm (áp dụng đối với cốt liệu có cỡ hạt <=25mm) hoặc đường kính 150mm, chiều cao 95 5mm (áp dụng đối với cốt liệu có cỡ hạt >25mm). 3. Mẫu thí nghiệm có thể là mẫu chế bị trong phòng (từ hỗn hợp bê
tông nhựa lấy về từ hiện trường hoặc phối trộn trong phòng thí nghiệm) hoặc khoan về từ hiện trường.
4. Sau khi trộn hỗn hợp theo đúng tỷ lệ vật liệu thiết kế, để nguội hỗn hợp trong phòng thí nghiệm trong khoảng thời gian 5 0.5 giờ, sau đó cho chảo đựng mẫu vào trong tủ sấy có nhiệt độ 60 3oC trong khoảng thời gian 16 1 giờ.
5. Sau đó đặt chảo đựng mẫu vào tủ sấy có nhiệt độ bằng nhiệt độ đầm mẫu 3oC trong khoảng thời gian 2 giờ 10 phút.
6. Tiến hành đầm nén mẫu sao cho sau khi đầm nén, mẫu có độ rỗng dư đạt 7.0 0.5% theo một trong các phương pháp sau:
+ Đầm nén mẫu bằng máy đầm Marshall (theo AASHTO T245); + Đầm nén mẫu bằng thiết bị CKC-California Kneading Compactor
(theo AASHTO T247);
+ Đầm nén mẫu bằng thiết bị đầm xoay SGC-Superpave Gyratory Compactor (theo AASHTO T312);
+ Đầm nén mẫu bằng thiết bị đầm xoay GTM-Gyratory Testing Machine (theo ASTM D3387).
7. Sau khi đầm nén mẫu xong, để nguội mẫu trong phòng thí nghiệm trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ sau đó:
+ Đo chiều dầy (ASTM D3549);
+ Thí nghiệm xác định tỷ trọng khối (AASHTO T166);
+ Xác định độ rỗng dư (AASHTO T269);
+ Đối với những mẫu sẽ ngâm bão hoà, tính toán thể tích các lỗ rỗng theo công thức: Va = PạE/100 (cm3) Trong đó: Pa là độ rỗng dư (%); E là thể tích mẫu (cm3); v Bảo dưỡng mẫu:
a) Với nửa tổ mẫu thứ nhất, dùng một màng nhựa mỏng bọc kín (có thể sử
dụng túi giấy bóng thông thường), sau đó ngâm vào trong bể bảo dưỡng có nhiệt độ 25 0.5oC trong khoảng thời gian 2 giờ 10 phút. Sau đó lấy ra và thực hiện thí nghiệm.
b) Với nửa tổ mẫu thứ hai, tiến hành bảo dưỡng theo trình tự sau: 1. Xác định độ bão hoà nước:
− Đặt các mẫu thí nghiệm vào trong bình hút chân không sau đó đổ nước cất vào ngập mẫu tối thiểu là 25.4mm. Cho máy hút chân không hoạt động cho đến khi áp suất dư còn lại trong bình từ 13ữ67kPa, giữ ở trạng thái này trong khoảng thời gian 5ữ10 phút. Sau đó cho áp suất trong bình trở lại trạng thái bình thường và tiếp tục ngâm mẫu trong bình trong khoảng thời gian từ 5ữ10 phút nữạ
− Lấy mẫu ra khỏi bình hút chân không, lau khô bề mặt và cân xác định khối lượng mẫu bão hoà bề mặt sau đó tính thể tích nước hấp phụ vào mẫu theo công thức:
J’ = B’ – A Trong đó:
J’ là thể tích nước hấp phụ vào mẫu (cm3); B’ là khối lượng mẫu sau khi ngâm bão hoà (g); A là khối lượng mẫu khô (g).
− Tính độ bão hoà nước theo công thức: S’ = 100J’/Va (%)
+ Mẫu đạt yêu cầu nến có độ bão hoà nước nằm trong phạm vi từ 70ữ80%
+ Nếu mẫu có độ bão hoà nước <70% thì phải đặt mẫu trở lại bình hút chân không và hút tiếp.
+ Nếu mẫu có độ bão hoà nước >80% thì phải bỏ mẫu đi và sử dụng mẫu khác.
2. Dùng một mảnh ni lông mỏng bọc kín mẫu, sau đó đặt mẫu đã bọc kín ni lông vào trong một túi ni lông khác có chứa 10ml nước và buộc chặt đầu lạị Đặt túi ni lông đựng mẫu này vào tủ bảo dưỡng có nhiệt độ không khí là -18±3oC trong khoảng thời gian ít nhất là 16 giờ.
3. Sau đó lấy mẫu ra khỏi tủ bảo dưỡng và đặt mẫu vào trong bể bảo dưỡng chứa nước có nhiệt độ 60±1oC trong khoảng thời gian 24±1 giờ. Ngay sau khi đặt mẫu vào bể bảo dưỡng, tháo bỏ các túi ni lông ra khỏi mẫụ
4. Sau đó lấy mẫu ra và đặt vào một bể bảo dưỡng khác có nhiệt độ 25±0.5oC trong khoảng thời gian 2 giờ 10 phút. Sau đó lấy ra và thực hiện thí nghiệm