Tổn thương thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hộ

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 79)

chứng chuyển hóa

Cơ chế tổn thương thận ở người có HCCH đã được nhiều nghiên cứu chứng minh bao gồm: do kháng insulin làm giảm men Na+

, K+-ATPase và tăng kết dính tiểu cầu; các yếu tố gây vữa xơ mạch máu thận như: tăng LDL-C, TG và THA; các yếu tố gây viêm cytokine do mô mỡ tiết ra như: leptin, TNF alpha, IL-6….[92]. Chính vì vậy, trong quản lý HCCH các tác giả trên thế giới khuyến cáo cần chú ý tổn thương thận mạn hoặc microalbumin niệu trong thực hành lâm sàng, nhất là ở bệnh nhân THA có HCCH. Các nghiên cứu cho thấy ở bệnh nhân ĐTĐ có THA và tổn thương thận thì sử dụng thuốc ức chế men chuyển làm giảm đáng kể tổn thương thận ở người có HCCH. Parving HH (2001) nghiên cứu 590 bệnh nhân HCCH có THA thấy sử dụng Irbesartan 150 mg/ngày theo dõi 2 năm thấy tỷ lệ tổn thương thận giảm 24% [75]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân THA có HCCH (49,4%) cao hơn so với tỷ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân THA không có HCCH (34,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 1,9 (CI: 1,2-2,9). Kết quả của nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu của Kurella M và CS (2005) nghiên cứu 10096 người trong vòng 9 năm, thấy người có HCCH có 3, 4 và 5 YTNC thì nguy cơ bị tổn thương thận cao hơn so với người không bị HCCH với OR= 1,8 (95% CI, 1,3 - 2,3); 1,8 (95% CI, 1,3 - 2,7) và 2,5 (95% CI, 1,3 - 4,5). Còn ở nhóm THA có HCCH thì tổn thương thận sau 9 năm là 11% so với lúc đầu 5% với OR = 2,0 (CI: 1,7-2,4) [61]. Chen J và CS (2004) nghiên cứu tổn thương thận ở 6217 người, tác giả thấy tỷ lệ tổn thương thận tăng ở bệnh nhân có HCCH cao hơn so với nhóm không có HCCH với OR = 2,6 (CI: 1,7-4,0). Ở người có HCCH có 2, 3, 4 và 5 YTNC thì nguy cơ bị tổn thương thận cao hơn so với người không bị HCCH với OR = 2,2 (CI: 1,2 - 4,2); 3,4 (CI: 1,5 - 7,7); 4,2 (CI: 2,1 - 8.6) và 5,9 (CI: 3,1 - 11,0) [33]. Mulé G và CS (2007) nghiên cứu HCCH ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

528 bệnh nhân THA thấy tỷ lệ có albumin niệu ở nhóm có HCCH là 13,7% cao hơn so với nhóm THA không có HCCH 9,4% có ý nghĩa thống kê p < 0,01 [68]. Palaniappam L và CS (2003), nghiên cứu 5659 bệnh nhân THA thấy ở nhóm có HCCH thì tổn thương thận (có microalbumin niệu) nam và nữ cao hơn so với nhóm không có HCCH với OR = 4,1 (CI: 2,5-6,7) và 2,2 (CI: 1,4-4,9) [73]. Hoehner CM và CS (2002) nghiên cứu 2066 bệnh nhân thấy ở nhóm có HCCH thì tỷ lệ có microalbumin niệu cao hơn so với nhóm không có HCCH với OR = 2,3 (CI: 1,1-4,9) [51]. Phạm Nguyên Sơn và CS (1998) nghiên cứu tổn thương thận ở bệnh nhân THA thấy tỷ lệ tổn thương thận ở bệnh nhân THA giai đoạn II là: 60,0%: giai đoạn III là: 84,6% [19]. Cuspidi C và CS (2004) nhận thấy ở nhóm THA có HCCH lượng albumin niệu thải ra là 17 ± 35 mg/24 h cao hơn nhóm không có HCCH 11 ± 23 mg/24 h với p < 0,05. Mulé G (2005) cũng thấy lượng microalbumin niệu thải ra ở nhóm THA có HCCH cao hơn nhóm không có HCCH (14,3 µg/min so với 9,7 µg/min với p < 0,01) [69].

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 79)