Xét nghiệm sinh hóa:

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 42)

* Định lượng nồng độ glucose, TC, LDL-C, HDL-C, TG, ure và creatinin máu lúc đói:

Định lượng nồng độ glucose, TC, LDL-C, HDL-C và TG máu lúc đói được tiến hành tại khoa Hóa sinh - Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng phương pháp enzyme trên máy hoá sinh bán tự động của Hoa Kỳ. Các mẫu xét nghiệm được lấy máu tĩnh mạch lúc đói vào buổi sáng (qua 1 đêm không ăn cách xa bữa ăn ít nhất 8 giờ).

* Chẩn đoán ĐTĐ týp 2: dựa theo tiêu chuẩn của WHO (1999) [1]. - Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L kết hợp với các triệu chứng của tăng đường huyết.

- Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/L.

- Glucose máu tại thời điểm 2h sau khi uống 75g glucose ≥ 11,1 mmol/L. * Chẩn đoán RLLP máu: dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO/ISH năm 1999, khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam giai đoạn 2006-2010 [12] khi có rối loạn một trong những thành phần lipid cơ bản như:

- TC ≥ 5,2mmol/l. - TG ≥ 2,3 mmol/l. - HDL-C ≤ 0,9 mmol/l. - LDL-C ≥ 3,4 mmol/l.

* Xét nghiệm nước tiểu tìm protein niệu: nước tiểu được lấy vào buổi sáng sớm, đi tiểu phần đầu bãi bỏ đi, rồi hứng vào ống nghiệm 10ml nước tiểu và gửi đi xét nghiệm tại khoa Hóa sinh.

- Tiến hành:

+ Lấy 10ml nước tiểu đem li tâm hoặc để lắng 10 phút.

+ Lấy 2,5ml nước tiểu sau khi đã ly tâm cho vào ống nghiệm rồi cho tiếp 7,5ml axit sulfosalisilic 3% lắc đều.

- Đánh giá kết quả:

+ Màu trắng khói thuốc lá: có vết protein niệu.

+ Có tủa: có protein niệu (tùy theo mức độ của kết tủa để đánh giá protein niệu ít hay nhiều):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có tủa vẩn đục: (++). Có tủa đậm: (+++). Có tủa đặc: (++++).

Chẩn đoán tổn thương thận khi protein niệu: (+).

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 40 - 42)