Tổn thương cơ quan đíc hở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 76)

Các biến chứng của THA có liên quan chặt chẽ với trị số HATT và HATTr. Một số nghiên cứu thấy khi giảm HATT sẽ làm giảm biến chứng tổn thương cơ quan đích như: tim, ĐQN, thận… [55] Wanamethee SG và CS (2005) thấy chỉ cần giảm HATT xuống 5 mmHg thì đã làm giảm 14% ĐQN, 9 % biến chứng tim và 7% tỷ lệ chết chung do bệnh não và BTM. Một nghiên cứu khác cũng thấy giảm HATTr từ 5-6 mmHg ở mức > 90 mmHg sẽ làm giảm nguy cơ bị ĐQN xuống 42%; 14% bệnh ĐMV và giảm 21% nguy cơ tử vong do BTM [93].

Tổn thương thận và não trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là: 41,9% và 34,3%. Kết quả của nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Bùi Văn Tân (2010) nghiên cứu 199 bệnh nhân THA - triệu chứng chính khi đến khám bệnh là đau đầu; ĐQN chiếm tỷ lệ 54,8%. Tổn thương tim chiếm tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dày thất trái (34,2%), TMCT (37,7%) và tổn thương thận (23,1%) [20]. Su CH và CS (2011) thấy tỷ lệ bệnh nhân THA có bệnh ĐMV và Đ lần lượt là: 24% và 20,6% [85].

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tổn thương tim trên điện tim là: 39,3% (trong đó: LNT, dày thất trái và NMCT, TMCT lần lượt là: 17,3%; 24,6% và 30,5%). THA lâu dài theo Lukomski PA sẽ làm rối loạn chức năng mạch máu trong đó có động mạch vành, làm phì đại thất trái, đòi hỏi được cung cấp oxy nhiều hơn lúc bình thường, khi đó đáp ứng của hệ thống mạch vành không tương ứng với cơ tim phì đại làm thiểu năng vành càng nặng lên. Những nghiên cứu lớn về dịch tễ đều khẳng định có mối liên quan rõ rệt giữa THA và bệnh ĐMV. THA là một trong những YTNC quan trọng của bệnh ĐMV được rất nhiều tác giả quan tâm do tỷ lệ mắc bệnh ĐMV ở bệnh nhân THA cao hơn hẳn các đối tượng khác. Phạm Nguyên Sơn (1998) nghiên cứu thấy tỷ lệ tổn thương tim ở THA giai đoạn II là 83,6%, giai đoạn III 97,5%. Đoàn Văn Đệ và CS (2004) nghiên cứu chi tiết tổn thương tim của THA ghi nhận dày thất trái 22%, có biểu hiện đau ngực 56,5%, có tiền sử can thiệp bệnh mạch vành 9,4% [7], [19], [39], [47].

Nhiều nghiên cứu thấy dự phòng các biến cố tim mạch bằng cách kiểm soát các YTNC đang là một thách thức lớn ở các nước đang phát triển khi tỷ lệ mắc BTM nói chung và bệnh ĐMV nói riêng đang có xu hương tăng nhanh. Đa số các YTNC tim mạch có thể thay đổi được bằng các biện pháp dự phòng và can thiệp thích hợp. Theo nghiên cứu INTERHEART trên 52 quốc gia thấy 90% nguy cơ bệnh ĐMV có liên quan đến 9 YTNC như: HTL, RLLP máu, THA, ĐTĐ, béo bụng, yếu tố tâm lý xã hội, mức độ ăn rau và hoa quả, mức độ uống rượu và hoạt động thể lực hàng ngày [95]. Ở bệnh nhân THA nguyên phát thì việc đánh giá nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm tới theo thang điểm Framingham là rất quan trọng trong điều trị lâm sàng [12], [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nguy cơ bệnh ĐMV theo thang điểm Framingham trung bình là: 14,5 ± 9,1%; nguy cơ bệnh ĐMV trung bình ở nam (19,4 ± 8,4%) cao hơn so với nguy cơ bệnh ĐMV trung bình ở nữ (9,5 ± 6,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Tỷ lệ nguy cơ bệnh ĐMV mức độ trung bình, cao và rất cao ở nam (lần lượt là: 31,2%; 9,4% và 47,6%) cao hơn so với tỷ lệ nguy cơ bệnh ĐMV mức độ trung bình, cao và rất cao ở nữ (35,7%; 25,1% và 14,1%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước: ở một quần thể có tỷ lệ THA trên 20% sẽ có nguy cơ mắc bệnh ĐMV gấp 4 lần so với quần thể có tỷ lệ THA dưới 20%. Theo Bess B và CS mỗi khi HATTr tăng thêm 20 mmHg hoặc HATT tăng thêm 10 mmHg thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ tăng lên gấp đôi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trình và CS thì tỷ lệ bệnh nhân THA ở nhóm có vôi hoá mạch vành (80,7%) cao hơn nhóm không có vôi hoá mạch vành (45,9%). Như vậy chứng tỏ THA là 1 YTNC của bệnh ĐMV như kết quả của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, đây là YTNC có thể thay đổi được. Tác động lên YTNC này sẽ vừa giảm được nguy cơ bệnh ĐMV vừa phòng chống được nhiều biến chứng khác do THA gây nên [12].

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)