Những năm gần đây, tỷ lệ có HCCH đang tăng nhanh ở nhiều quốc gia, ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như ở vùng nông thôn. Sự tăng trưởng của HCCH thường song hành với bệnh ĐTĐ typ 2 và BTM đang gia tăng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tử vong do BTM, ĐTĐ typ 2 và những chi phí dành cho hai bệnh này đang là gánh nặng kinh tế cho các quốc gia [1], [28], [37], [47], [79].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ có HCCH ở các nghiên cứu thường không giống nhau, tỷ lệ có HCCH khác nhau theo các tiêu chuẩn chẩn đoán, khác nhau giữa các chủng tộc và vùng địa lý. Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu đều nhất trí rằng béo là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu của HCCH; tỷ lệ có HCCH tăng theo độ tuổi và ở giới nữ có HCCH cao hơn so với giới nam [37], [79]. THA nguyên phát đang là một bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia và tỷ lệ có HCCH ở đối tượng này có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhất là tiến triển thành ĐTĐ typ 2, bệnh mạch vành và làm tăng tỷ lệ tử vong cho người bệnh [12]. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH, tuy nhiên có hai tiêu chuẩn của IDF và NCEP là được các nghiên cứu hay dùng trong chẩn đoán HCCH [44], [48], [54], [89], [90]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở 341 bệnh nhân THA thấy tỷ lệ có HCCH là: 49,9%; tỷ lệ bệnh nhân THA nam có HCCH (34,7%) thấp hơn so với tỷ lệ bệnh nhân THA nữ có HCCH (56,7%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA tăng theo phân độ THA lần lượt là: 35,3%; 56,8% và 55,0% có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Lê Hoài Nam (2005) nghiên cứu 952 bệnh nhân THA nguyên phát (độ tuổi từ 40 - 70) theo tiêu chuẩn của NCEP áp dụng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì tỷ lệ có HCCH ở đối tượng này là 51,4%, tỷ lệ có HCCH ở giới nữ cao hơn so với giới nam (lần lượt là: 60,1% và 41,9% với p < 0,001) [13]. Trần Hữu Dàng (2005) nghiên cứu trên 152 bệnh nhân THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của NCEP thì tỷ lệ có HCCH là 53,3%, trong đó tỷ lệ có HCCH ở nam giới (36,6%) thấp hơn so với giới nữ (72,9%) với p < 0,05 [4]. Ford ES và CS (2002) thấy tỷ lệ có HCCH ở người THA là 38,0% ở giới nam [44]. Gu D và cộng sự (2000) nghiên cứu 15.540 người thuộc 10 tỉnh của Trung Quốc thấy tỷ lệ có HCCH ở bệnh nhân THA nguyên phát là 19,4% (độ tuổi từ 35-74) [48]. Su CH và CS (2011), nghiên cứu HCCH ở 3472 bệnh nhân THA có độ tuổi từ 55-80 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấy HCCH theo tiêu chuẩn NCEP và IDF lần lượt là: 73,13% và 54,67% [85]. Charles UO và CS (2012) nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân THA thấy tỷ lệ này là 31,2%. Hsu CN (2005) nghiên cứu HCCH ở Đài Loan thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA là: 47,9% [32]. Toan C Nguyen và CS (2006) thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA là 47,6%; tỷ lệ HCCH ở nam (27,0%) thấp hơn so với ở nữ (68,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001 [89].
Mặt khác kết quả của chúng tôi thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA tăng theo độ tuổi, cao nhất ở độ tuổi 70-79 (30,6%), nhưng sự khác biệt tỷ lệ HCCH phân theo độ tuổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Ford ES (2002) thấy độ tuổi 60 - 69 tỷ lệ có HCCH là 44%; trong khi lứa tuổi từ 20-29 chỉ có 6,7% [44]. Toan C Nguyen và CS (2007) thấy tỷ lệ HCCH tăng dần từ nhóm tuổi 40-60, sau đó tỷ lệ HCCH giảm dần từ nhóm có độ tuổi 60-80; sự khác biệt tỷ lệ HCCH theo phân độ tuổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [91]. Park Y và CS (2003) nghiên cứu 12.681 người (5581 người da trắng, 3477 người Mỹ gốc Mexico, 3305 nguời da đen và 498 chủng tộc khác) có độ tuổi trên 20 thấy rằng tỷ lệ có HCCH theo NECP tăng theo tuổi như sau:
Hình 4.1. Tỷ lệ có HCCH theo tuổi ở giới nam (Hình a) và nữ (Hình b).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2.2. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có thừa cân và béo, béo bụng thừa cân và béo, béo bụng
Thừa cân và béo, béo bụng là YTNC hàng đầu của HCCH. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh béo có mối liên quan mật thiết đến kháng insulin và HCCH, bởi chúng tiết ra nhiều các yếu tố gây HCCH như: CRP, IL-6, TNFα, adiponectin… [1], [79]. Theo IDF (2005), số đo VB là một chỉ số nhân trắc quan trọng trong tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH (tiêu chuẩn chính) và chỉ số đánh giá tình trạng béo bụng này đang được nhiều nghiên cứu quan tâm sử dụng rộng rãi nhất [54], [91]. Bởi nó có thể áp dụng được cho các tộc người khác nhau trên thế giới, thông qua số đo VB này có thể đánh giá tình trạng béo trong HCCH và mối liên quan của nó với BTM. Có nhiều nghiên cứu chứng minh béo có mối liên quan mật thiết điến HCCH như: nghiên cứu của Park Y (2003) thấy rằng tỷ lệ có HCCH tăng theo chỉ số BMI (Biểu đồ 4.2) [74].
Hình 4.2. Tỷ lệ có HCCH theo chỉ số BMI ở giới nam (Hình a) và nữ (Hình b).
Park Y và CS (2003): Arch Inter Med 163: 427-36.
Ford ES (2002) thấy ở phụ nữ béo bụng thì tỷ lệ có HCCH theo NCEP là 46% [44]. St-Onge và CS (2004) thấy rằng tỷ lệ có HCCH ở nguời có BMI từ 25 - 26,9 kg/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
khi đó, ở đối tượng có chỉ số BMI từ 23,0 - 24,9 kg/m2
thì tỷ lệ có HCCH theo thứ tự cho giới nam và nữ chỉ là: 9% và 12% [84]. Stroup TS (2004) thấy có 42% HCCH ở nguời béo. Toan C Nguyen và CS (2007) nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân THA theo tiêu chuẩn IDF áp dụng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương thấy tỷ lệ HCCH tăng dần theo phân độ chỉ số BMI (18,5-20,9; 21-22,9; 23-24,9 và ≥ 25 kg/m2) lần lượt là: 12,6%; 47%; 67,4% và 87,8% có ý nghĩa thống kê p < 0,001 [91]. Su CH và CS (2011) thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân béo bụng theo NCEP và IDF lần lượt là: 74,9% và 71,6% [85].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây thấy tỷ lệ HCCH ở nhóm bệnh nhân THA có BMI ≥ 23 kg/m2 (thừa cân và béo) chiếm 85,5% cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở nhóm bệnh nhân THA có BMI < 23 kg/m2
(27,6%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 15,4 (CI: 8,7-27,4). Tỷ lệ HCCH tăng dần theo phân độ chỉ số BMI (BMI < 23 kg/m2; 23 ≤ BMI < 25 kg/m2
và BMI ≥ 25 kg/m2 lần lượt là: 27,6%; 79,0% và 96,0% có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Tỷ lệ HCCH ở nhóm có tăng WHR (béo bụng) chiếm 56,1% cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở nhóm không tăng WHR (2,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 49,9 (CI: 6,9-368,2).
4.2.3. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn glucose máu lúc đói rối loạn glucose máu lúc đói
Nhiều nghiên cứu nhận định sự bất thường trong sự hằng định lượng glucose máu ở những người bị HCCH là một vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, ĐTĐ là một trong những giá trị đánh giá nguy cơ cao bệnh ĐMV riêng biệt, các bằng chứng cũng chỉ ra rằng những người có đường huyết ở giới hạn cao có nguy cơ mắc BTM. Đây là lý do Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA, American Diabetes Association) quyết định chọn ngưỡng xác định RLGMLĐ khi glucose ≥ 5,6 mmol/L. Kết quả của nghiên cứu thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhân THA có glucose ≥ 5,6 mmol/L (64,0%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có glucose < 5,6 mmol/L (32,2%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 3,7 (CI: 2,4-5,9). tỷ lệ HCCH tăng dần theo mức độ tăng phân độ glucose có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với kết quả của nghiên cứu Su CH và CS (2011) thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có tăng glucose máu là: 65,6% (trong đó: nam và nữ có HCCH là: 64,5 và 66,6%). Mulé G và CS (2007) nghiên cứu HCCH ở 528 bệnh nhân THA thấy tỷ lệ HCCH ở nhóm tăng glucose (40,2%) cao hơn so với nhóm tăng glucose (17,3%) với p < 0,001 [68]. Như vậy, RLGMLĐ không chỉ là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán HCCH, là yếu tố nguy cơ cao trong bệnh mạch vành, ngoài ra một số nghiên cứu còn thấy nó làm giảm biến thiên nhịp ngày đêm của huyết áp ở bệnh nhân THA có HCCH. Hoàng Trung Vinh (2005) nghiên cứu về HCCH ở bệnh nhân THA thông qua việc làm nghiệm pháp dung nạp glucose nhận thấy trong số giảm dung nạp glucose thì 88,33% trường hợp có HCCH [25].
4.2.4. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu rối loạn lipid máu
RLLP máu có mối liên quan chặt chẽ đến HCCH. Ở người có HCCH thường gây tăng insulin, làm tăng giải phóng các acid béo tự do trong tuần hoàn, làm tăng vữa xơ động mạch gây THA [79]. Chính vì vậy, trong các tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH như: WHO, NCEP, IDF... các tiêu chí thành phần RLLP máu không thể thiếu trong các tiêu chuẩn. Trong đó, TG và HDL-C là hai tiêu chuẩn được các nghiên cứu thường sử dụng. Stroup TS (2004) thấy tỷ lệ có HCCH chiếm 64% ở người có RLLP máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có RLLP máu (68,5%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA không RLLP máu (23,4%) có ý nghĩa thống kê p <
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
0,001; với tỷ suất chênh OR = 7,1 (CI: 4,4-11,6). Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có tăng TC máu (67,5%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA không tăng TC máu (29,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 3,2 (CI: 2,0-5,0). Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có tăng LDL-C máu (73,9%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA không tăng LDL-C máu (36,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 4,8 (CI: 3,0-7,9). Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có tăng TG máu (73,4%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA không tăng TG máu (36,4%) có ý nghĩa thống kê với p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 4,8 (CI: 3,0-7,8). Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA có giảm HDL-C máu (83,3%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA không giảm HDL-C máu (42,7%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 6,7 (CI: 3,3-13,8). Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu Su CH và CS (2011) thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA nguyên phát có tăng TG máu là: 34,7% (nam, nữ lần lượt là: 36,4% và 33,1%); ở nhóm giảm HDL-C thì tỷ lệ HCCH là: 69,7% (nam, nữ lần lượt là: 72,6% và 66,9%) [85]. Mulé G và CS (2007) nghiên cứu HCCH ở 528 bệnh nhân THA thấy tỷ lệ HCCH ở nhóm tăng TG và giảm HDL-C (50,0% và 69,6%) cao hơn so với nhóm không tăng TG và không giảm HDL-C (20,8% và 34,5%) với p < 0,001 [68]. Dekker JM (2005), nghiên cứu nguy cơ BTM 10 tới theo thang điểm Framingham ở người có HCCH thấy ở nhóm có giảm HDL-C thấy nguy cơ bị BTM gấp 2,56 lần ở nam (HDL-C ≤ 9 mmol/L) và 2,06 ở nữ (HDL-C ≤ 1,3 mmol/L) [39]. Giảm mỡ máu nói chung hay giảm HDL-C và TG nói riêng có vai trò quan trọng làm giảm nguy cơ bệnh ĐMV ở người có HCCH. Giray K và CS (2007) trong nghiên cứu ICEBERG thấy ở nhóm được điều trị giảm HDL-C thì tỷ lệ HCCH giảm đáng kể và cải thiện nguy cơ bị BTM [45].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.2.5. Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát nam có hút thuốc lá có hút thuốc lá
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh về vai trò của HTL trrong cơ chế bệnh sinh vữa xơ động mạch cho thấy: HTL đã tác động đến tất cả các khâu trong cơ chế bệnh sinh vữa xơ động mạch đó là sự tăng lên của các yếu tố tiền viêm như: IL-1 beta, CRP, đã tác động dây chuyền đến một loạt các phản ứng viêm khác, làm lớp nội mạc biến đổi chức năng, thúc đẩy sự hình thành mảng vữa xơ dưới lớp nội trung mạc. Sự tăng các yếu tố tiền viêm này còn kéo dài trong máu kể cả khi bệnh nhân đã ngừng HTL đến 3 năm và đây có thể là cơ chế mới của sự HTL tác động lên tiền vữa xơ ở mô mạch máu [12], [35], [79]
HTL không những là YTNC của bệnh ĐMV mà còn là YTNC nguy hiểm đến sức khoẻ con người nói chung. Ở các nước phát triển tỷ lệ HTL giảm dần trong khi tỷ lệ HTL ở Việt Nam vẫn còn cao. Jaglal SB và Goel V cho thấy là nguy cơ bệnh ĐMV ở người HTL là 26% cao hơn nhóm không HTL (13%). Nguy cơ bị bệnh ĐMV ở nam và nữ có HTL cao hơn nam và nữ không HTL có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Nguy cơ ở nam cao hơn nữ cả đối tượng HTL và không HTL có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy, HTL làm tăng nguy cơ bệnh ĐMV là điều mà rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước công nhận. Tổng kết năm 1990 qua 10 nghiên cứu thuần tập theo dõi 20 triệu lượt người/năm thấy nguy cơ mắc bệnh ĐMV ở người HTL cao hơn rõ rệt so với người không HTL, nguy cơ tương đối tử vong do bệnh ĐMV cao gấp 1,7 lần. HTL là YTNC có thể thay đổi được chỉ cần bằng biện pháp tuyên truyền giáo dục. Tác động giảm được yếu tố này không những góp phần giảm nguy cơ bệnh ĐMV mà còn giảm được nguy cơ của nhiều bệnh khác ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Các nghiên cứu đã chứng minh thấy ngừng HTL ở bất kỳ lứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tuổi nào sẽ làm giảm nguy cơ NMCT, nguy cơ BTM giảm xuống một nửa sau khi ngừng HTL 1 năm và trở về mức như người bình thường không HTL sau khi ngừng HTL 5 năm. Đối với bệnh nhân có BTM thì ngừng HTL sẽ làm giảm một nửa nguy cơ NMCT tái diễn và tử vong [12].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA nam có HTL (73,5%) cao hơn so với tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân THA nam không HTL (18,9%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001; với tỷ suất chênh OR = 11,8 (CI: 5,4-25,7). Khader Y (2008) nghiên cứu 360 bệnh nhân có thông ĐMV thấy tỷ lệ HTL có nhóm có HCCH (tiền sử có HTL và đang HTL lần lượt là: 69,1% và 52,7%) cao hơn so với nhóm không có HCCH (lần lượt là: 30,9% và 47,3%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01 [59].
4.3. Tổn thƣơng cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hóa
4.3.1. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Các biến chứng của THA có liên quan chặt chẽ với trị số HATT và HATTr. Một số nghiên cứu thấy khi giảm HATT sẽ làm giảm biến chứng tổn thương cơ quan đích như: tim, ĐQN, thận… [55] Wanamethee SG và CS (2005) thấy chỉ cần giảm HATT xuống 5 mmHg thì đã làm giảm 14% ĐQN, 9 % biến chứng tim và 7% tỷ lệ chết chung do bệnh não và BTM. Một nghiên cứu khác cũng thấy giảm HATTr từ 5-6 mmHg ở mức > 90 mmHg sẽ làm giảm nguy cơ bị ĐQN xuống 42%; 14% bệnh ĐMV và giảm 21% nguy cơ tử vong do BTM [93].
Tổn thương thận và não trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là: 41,9% và 34,3%. Kết quả của nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Bùi Văn Tân (2010) nghiên cứu 199 bệnh nhân THA - triệu chứng chính khi đến