Các chỉ số nhân trắ cở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 65)

Ngày nay, tỷ lệ thừa cân và béo đang gia tăng đến mức báo động ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở thành phố cũng như ở những vùng nông thôn. Béo là kết quả của lối sống ít vận động và chế độ ăn quá nhiều năng lượng hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đều thống nhất rằng, béo là thang điểm cao nhất trong sự đề kháng insulin, THA, sự bất thường glucosse máu, RLLP máu và nó có mối liên quan mật thiết đến sự tiến triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của BTM. Nhiều nghiên cứu thấy béo có mối liên quan chặt chẽ đến THA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ tăng chỉ số BMI, VB và WHR ở bệnh nhân THA lần lượt là: 38,4%; 51,9% và 88,3%. Tỷ lệ tăng VB, WHR ở nữ (lần lượt là: 66,1% và 54,2%) cao hơn so với tỷ lệ tăng VB, WHR ở nam (lần lượt là: 33,9% và 45,8%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Toàn và CS (2005) ở 80 bệnh nhân THA thấy tỷ lệ tăng chỉ số BMI; VB và WHR lần lượt là 57,5%; 63,8% và 70,5%; không thấy sự khác biệt về giá trị BMI trung bình và tỷ lệ tăng chỉ số BMI giữa nam và nữ; nhưng tỷ lệ tăng VB, WHR ở nữ (83,5%; 86,0%) cao hơn so với nam (40,0% và 51,5%) có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung Đức Sơn (2001) phát hiện thấy béo bụng và tỷ lệ mỡ cơ thể cao ở người Việt Nam ngay cả khi BMI bình thường, đồng thời thấy nữ giới ở Việt Nam tỷ lệ béo trung tâm cao hơn nam giới. Trần Thị Hồng Loan và CS (2004) thấy ở người phương tây mỡ cơ thể và VB thường chỉ tăng khi tăng chỉ số BMI tăng cao, trong khi ở người Việt Nam BMI bình thường đã có béo bụng với tỷ lệ béo bụng là 33,3% ở người có chỉ số BMI bình thường [22].

Một phần của tài liệu Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 65)