Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa THA với kháng insulin [4], [21], [38], [56], [57]. Khi bệnh nhân có kháng insulin thì nguy cơ dẫn đến tăng đường máu ngày một tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ RLGMLĐ (glucose ≥ 5,6 mmol/L) là: 55,4% [trong đó ĐTĐ (glucose ≥ 7,0 mmol/L) là: 19,6%]. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng glucose máu và ĐTĐ giữa nam và nữ (p > 0,05). Kết quả của nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Toan C Nguyen và CS (2006) thấy tỷ lệ ĐTĐ ở bệnh nhân THA chiếm 21,6% [89]. Theo nghiên cứu của Chu Anh Tùng (2005) ở 134 bệnh nhân THA nguyên phát thấy rằng ở nhóm có rối loạn đường máu lúc đói khi tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose thì ở nhóm RLGMLĐ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tỷ lệ ĐTĐ typ 2 cao hơn gần 3 lần so với nhóm có đường máu bình thường với p < 0,05 [23].
4.1.4. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
RLLP máu ở bệnh nhân THA đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, các nghiên cứu đều thống nhất vai trò của RLLP tác động lên thành động mạch làm vữa xơ động mạch gây THA [38], [79]. Tỷ lệ RLLP máu của nghiên cứu chúng tôi là: 58,7% (trong đó tăng TC, LDL-C; TG và giảm HDL- C lần lượt là: 37%; 34,9%; 36,4% và 17,6%). Không có sự khác biệt về tỷ RLLP máu và RLLP máu từng thành phần giữa nam và nữ (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Tân (2010) nghiên cứu 199 bệnh nhân THA thấy RLLP chiếm 78,4% (trong đó: tăng TC, HDL-C và TG lần lượt là: 55,8%; 15,1% và 35,5%). Nghiên cứu tăng TC của Nguyễn Thị Dung (36,0%), Hoàng Văn Quý (31,7%). Nguyễn Thị Thêm thấy tăng TG và LDL-C lần lượt là: 39,6% và 37,5%; Hoàng Văn Quý thấy tăng TG là: 38,1%. Nguyễn Đức Công và CS (2005) thấy tỷ lệ RLLP máu ở bệnh nhân THA nguyên phát là: 86,3% (RLLP máu từng thành phần TC, LDL-C, HDL-C và TG lần lượt là: 55,0%; 52,5%; 40,0% và 51,3%); không có sự khác biệt tỷ lệ RLLP máu từng thành phần giữa nam và nữ (p > 0,05) [2], [10].